TỔ CHỨC DU LỊCH - SỰ KIỆN TRỌN GÓI

11/13/2014

DÒNG HỌ HỒ


Lịch sử nước ta quá trình hình thành nhà nước và dân tộc, sự ra đời và phát triển nền văn minh cũng như những truyến thống tốt đẹp của dân tộc là do hai dòng lịch sử hòa làm một từ buổi ban đầu đến thời hiện đại : chống giặc ngoại xâm thường xuyên và quyết liệt để giữ nước và chống thiên tai cũng thường xuyên và quyết liệt cũng không kém để dựng nước và sáng tạo văn minh. Chính đặc điểm nổi bật đó của lịch sử nước ta qui định một nét cơ bản về lối sống cho cả dân tộc từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay, ấy là gia tộc, trang thôn, tổ quốc gắn bó và hòa làm một, trong một vận mệnh chung, một sự phấn đấu chung ngoan cường và bền bĩ. Tuy có những thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, nhưng cái tích cực cái ưu tú cốt lõi của quan hệ dòng họ và tổ chức thôn xã vẫn được nhân dân chọn lọc giữ gìn lưu truyền và phát triển từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Để phát huy những nét tốt đẹp của truyền thống gia tộc, đồng thời giúp cho con cháu hiểu biết về nguồn gốc dòng họ và thứ bậc thân sơ khoảng giữa thế kỹ XVII Đông các đại học sĩ Tham Tụng Duệ quân công Hồ Sĩ Dương (1621 – 1681) đã biên soạn “Hồ Tông Thế Phả” Năm 1725 con cháu các chi họ Hồ ở thôn Quỳnh Đôi đã tập trung xây dựng nhà thờ để cúng lễ tổ tiên, Tham nghị Hồ Sĩ Tông thiết kế và chỉ đạo thi công, qua nhiều lần tu bổ, hiện nay nhà thờ gồm có thượng điện, hai nhà tả hữu vu và bái đường. Hàng năm con cháu tổ chức trọng thể lễ dân hương tại nhà thờ vào ngày 12 tháng giêng âm lịch để tưởng niệm tổ tiên và những bậc tiên liệt của dòng họ.
Đầu thế kỷ thứ X, Triều Đường (618-907) – phong kiến Trung Quốc suy yếu tiếp theo là nội tình Trung Quốc bị phân biệt tức thời Ngũ Quý (1) hay Ngũ Tại (907-960). Khúc Thừa Dụ hào trưởng đất Hồng Châu (Hải Dương) nổi dậy chiếm thành Đại La và tự xưng là Tiết Độ Sứ. Tháng giêng niên hiệu Thiên Hựu thứ ba (906) Đường Chiêu Tiên Đế phải thừa nhận và xin phong chức Đồng Bình Chương Sự tỉnh Hải Quân. Tiết Độ Sứ An Nam đô hộ phả cho Khúc Thừa Dụ. Tiết Độ Sứ là chức vụ đại diện uy quyền của Hoàng Đế nhà Đường ở các thuộc quốc. Tuy mang danh hiệu quan lại nhà Đường nhưng Khúc Thừa Dụ đã có chủ trương xây dựng một chính quyền tự chu, đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc. Nối chức Khúc Thừa Dụ (905 – 907) là Khúc Thừa Hạo (907 – 918) và Khúc Thừa Mỹ (918 – 923) . Khúc Thừa Mỹ thần phục nhà Hậu Lương (907 – 923) . Khi ấy chúa Nam Hán Chiếm giữ đất phiên (Quảng Đôõng Trung Quốc) đem quân đánh bắt Khúc Thừa Mỹ rồi đặt chức thừa sứ ở Giáo Châu Tướng họ Khúc là Dương Đình Nghệ từ ái Châu (Thanh Hoá) dem quân ra đánh chiếm lại châu thành, tự xưng là tiết độ sứ (923 - 937) sau ông bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết chết chiếm chức Tiết Độ Sứ.
Trong bối cảnh lịch sử trên, theo “Hồ Tông Thế Phả” thời ngũ đại,triều Hậu Hán (947 – 951) đời Hán ẩn Đế (948 – 951) Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật dòng dõi nhà nho thuộc dân Bách Việt ở Chiết Giang nhận chức thái thú Châu Diễn (vùng đất Nghệ Tĩnh ngày nay) . Sau một thời gian ngắn thái thú Hồ Hưng Dật chán ngán cảnh quan trường đưa gia quyến đến hương (2) thờ đặt ( vùng đất. Phía tây huyện quỳnh Lưu ngày nay) khai hoang lập nghiệp vui thú ruộng vườn, ông khuyên con cháu sống chan hoàvới nhân dân địa phương, tối lữa tắt đèn có nhau, cần cù lao động sản xuất, giữ gìn nếp sống thanh đạm. Trạng nguyên Hồ Hưng Dật giúp đỡ nhân dân trong vùng tổ chức học văn luyện võ, chăm sóc ruộng nương, bảo vệ trang thôn, uy tín và thế lực của ông ngày càng mỡ rộng ra các hương chung quanh được nhân dân qúy trọng và tôn làm trại chủ.
Nhìn chung các tần lớp nhân dân Việt Nam thời đó còn nhiều quan hệ về thân tộc và về tinh thần với nhà Trần, đồng thời các chính sách cải cách của Triều Hồ đã làm cho lòng người ly tán và tước bỏ mất khả năng đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm. Ngoài ra còn có một số quan lại bất đắc chí như anh em Mạc Đĩnh Thúy và Đặng Nguyên vẽ bản đồ địa hình làm hướng đạo dẫn quân Trương Phụ vượt qua sông. Phú Lương đánh úp thành Đông Kinh và tiến đánh Thanh Hóa vì vậy nhà Hồ đã thất bại sau nữa năm chống đánh quân minh xâm lược . Tháng 5 năm Đinh Hợi (1407) tại cửa biển kỳ loa và núi Cao Vọng (nay thuộc huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tỉnh), Hồ Quý Ly cùng một số con cháu và triều thần bị bắt và bị đưa về Trung Quốc . Theo sách “Minh Sử Ký Sự” thì Hồ Nguyên Trừng và cháu là Nhuế được tha vì Nguyên Trừng giỏi nghề chế binh khí và phép chế súng nên được vua Minh trọng dụng bổ nhiệm Công Bộ thị Lang, còn Quý Ly bị đài đi thú thủ Quảng Tây và chết ở đó.
Năm ất Sửu, niên hiệu Khai Thái thứ 2 (1235) ông Đào Kha từ tiên sinh qua Bào Đột đến xem sét vùng đất sa bồi ở động bắc xã Hoàn Hậu. Đứng trên dãy đất cao (nay là cánh đồng tương thuộc xã quỳnh đôi) ông nhìn ra bốn phía xem xét địa thế thiên nhiên phong cảnh thật là sơn thủy hữu tình, hình thế núi sông đẹp như tranh vẽ. ông Hồ Kha bàn với vợ con quyết định khai phá bờ bụi, dậm lại đất đai để trồng hoa màu, mỡ rộng sinh kế với ý đồ lâu dài. Sau đó ông giao khu đất này lại cho con trai cả là Hồ Hồng tiếp tục sự nghiệp khai hoang lập ấp, ông Hồ Kha vẫn ở cơ sở Nghĩa Liệt và giao cho con trai thứ là Hồ Cao khu đất tại Quỳ Trạch để lập nghiệp. ông Hồ Kha mất ở Trang Tiên Sinh, mộ tán ở sứ ồ ồ, xã Nghĩa Liệt, Tổng Đường Khê, ông Hồ Kha trở thành ông Tổ Họ Hồ lộ Diễn Châu thời Trần – Lê và cũng là ông tổ các chi họ Hồ ở nhiều tỉnh trong nước Việt Nam ngày nay.
Trên vùng đất ông Hồ Kha đặt nhát cuốc đầu tiên, ông Hồ Hồng đã mời ông Nguyễn Thạc và ông Hoàng Khánh cùng góp sức góp của chiêu dân lập ra trang Thổ Đôi. Đến năm Mậu Dần, niên hiệu Xương Phù thứ hai (1378) đời Trần Đế Hiện, trang Thổ Đôi mới được chính quyền thời đó công nhận là một điểm dân cư thuộc thôn Kim Lâu, xã Hoàn Hậu, năm Mậu Tỵ, niên hiệu Minh Đức thứ 2 (1528) triều Mạc Đăng Dung, tức là 150 năm sau, dân cư Trang Thổ Đôi đã đông đúc , Bảo Vinh Hầu Hồ Nhân Hi – cháu 5 đời (huyền tôn, Chút) của ông Hồ Hồng – bàn với dân trung chuyển thành thôn Quỳnh Đôi, thuộc xã Hoàn Hậu, tên Quỳnh Đôi (Đồi Ngọc Quỳnh) có từ đó.
Xuân Mậu Tuất (1418) được tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh, ông Hồ Hân (con trai trưởng Chánh Đôi trưởng Hồ Hồng) cùng em rễ là Nguyễn Bá Lại (chồng Hồ Thị Hỉ, quê làng Đăng Cao, nay thuộc xã quỳnh giang , huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An) tìm đến Lam Sơn tham gia nghĩa quân và chiến đấu đến này giải phóng hoàn toàn đất nước (tháng 12 năm Đinh Mùi – 1427) Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên Thứ nhất (1428), tháng 3, vua Lê Thái Tổ hội các quan văn võ định việc khen thưởng theo công cao thấp mà xếp đặt phẩm cấp. ông Hồ Hân được phong tá quốc công thần chức quản Lĩnh Trật Chánh Tứ Phẩm. ông không tham gia chính sự mà xin trở về xây dựng trang thôn. Nhân dân quanh vùng đến chúc mừng ông và muốn biết tại sao ông trở về với công việc ruộng đồng. ông Hồ Hân tươi cười nói theo công việc của ông cha mà thôi. ông tôi đã khai phá bước đầu vùng đất này, cha tôi chưa đóng góp được bao nhiêu với bà con, nay tôi phải cùng bà con thực hiện chí nguyện của ông cha, đó là đạo hiếu vậy.
Em Chánh Đội Trưởng Hồ Hồng là Hồ Cao (con thứ ông Hồ Kha) được cha giao cho cơ sở Hồ Trạch tiếp tục xây dựng và mỡ mang. Hồ Cao sinh ra Hồ Tôn Thốc. Vốn thông minh từ nhỏ, Tôn Thốc được ông Nội (Hồ Kha) và gia đình gửi ra du học ở Đường Hào (thuộc tỉnh Hải Dương). Hồ Tông Thốc đậu trạng nguyên niên hiệu Thiệu Khánh (1370 – 1372) đời Trần Nghệ Tông và được trao ngay chức Học Sĩ Viện Hàn Lâm (1373). Hồ Tông Thốc là người mỡ đầu khoa bảng rực rỡ của dòng họ Hồ ở Châu Diễn và cũng là một trong những người mỡ đầu nền văn học của đất Hồng Lâm (Nghệ Tĩnh). Năm Bính Dần, niên hiệu Xương Phù thứ mười (1886) đời Trần Đế Hiện (tức trần phế đế), Hồ Tông Thốc được bổ nhiệm chức Hàn Lâm viện Học Sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình việnsứ, tước Đường Quân Công.
Đời vua Lê Thánh Tôn (1460 – 1497), năm Quang Thuận thứ bảy (1466) đặt thừa tuyên (Trấn Tỉnh) Thuận Hóa phía bắc với Nghệ An, niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) lập thừa Tuyên Quảng Nam, bắc giáp Thuận Hóa, tây giáp Lào, Sách “Lịch Triều hiến Chương loại chí”, lập Dư Địu Chí viết : “Quảng Nam là một trấn lớn ở phương nam, phần nhiều là dân hai trấn Thanh Hóa và Nghệ An được đưa vào khai hoang lập ấp. Đất màu mỡ nên nguồn lợi có nhiều, ruộng vườn tốt, mùa màng lợi thu, thóc lúa và xúc vật có nhiều thường cung cấp cho các trấn khác ... Sản vật quý như vàng bạc, châu báu, trầm hương không hiếm. Ngựa voi cũng nuôi rất nhiều.”
Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) lập ra ba phủ : Phú Yên tức tỉnh Phú Yên, Bình Khang và Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) lập ra phủ Bình thuận (tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) và phủ gia định (miền đông nam bộ). Đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) mới hoàn thành việc khai phá vùng Tây Nam Bộ lập ra trấn Hà Tiên. Các chúa Nguyễn chiêu mộ những người có tiền của các trấn Thuận Hóa, Quảng Nam, tập trung dâ lưu vong và tù binh quê Nghệ An (trong phân tranh Trịnh - Nguyễn 1627 – 1672) vào khai hoang lập ấp, hình thành những vùng dân cư đông đúc phồn thịnh. Trong những đợt di dân đó, ít nhiều có con cháu Họ Hồ, hình thành những chi họ hồ ở Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Tahm Đốc Hoan Quận Công Hồ Nhân (em Hồ Hân) vvà vợ là Nguyễn Thị Hà tổ chức khai hoang quen biển Quỳnh Lưu lập ra hai ấp Đa Kỳ nội ngoại, tên đầu tiên của hai thôn Phú Đa và Phú Phong, nay hợp thành xã Quỳnh Bảng. ông Bà sinh được hai trai là Hồ Bá Nhàn và Hồ Mậu Trung, đều là võ quan triều Lê, Hồ Bá Nhàn giữ chứ Chánh Đội Trưởng thủy bộ có nhiều quân công được phong tước Diệm Lộc Hầu, tiếp tục định cư xây dựng ấp Đa Kỳ, sinh ra các chi họ Hồ ở xã Quỳnh bảng ngày nay. Hồ Mậu Trung Giữ chức Trang Vụ tướng quân tước Hoàng (1) Bản đồng căn vốn là cùng một gốc sinh ra – Chữ của bức hoành phi do chi họ Hồ thôn Đồng Bản, xã Đồng thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cung tiến hiện treo 2 : nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi
Đến đời chắt (tằng tôn) của chánh Đội Trưởng Hồ Hồng chỉ còn năm người định cư ở trang Thổ Đôi, sau này trở thành năm chi họ Hồ Quỳnh Đôi phát triển sản xuất, xây dựng xóm thôn theo “ Hương ước” như khuyến khích nghề nông, quý người văn học, trọng tuổi tác, hậu việc tang ma, bỏ việc xa xỉ, cấm đều gian dối,.v.v... Đó là một nông thôn thuần phong mỹ tục có văn học thịnh đạt, đóng góp với đất nước những võ công hiểm hách. dù đâu đại khoa và giữ những chức vụ trọng trách của triều đình nhưng con cháu họ Hồ cũng như con cháu các họ khác vẫn quan tâm đến đời sống của nhân dân nơi chôn nhau cắt rốn. Đông các đại học sĩ tham tụng Duệ Quân Công Hồ Sĩ Dương, Hoàng Giáp bồi tụng Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích, Song nguyên Bồi Tụng Ban Quận công Hồ Sĩ Đống được vua ban thưởng mỗi ông hàng chục mẫu ruộng, các ông đều cúng dân làng, một phần ruộng cấp cho những gia đình có người đi lính, một phần làm ruộng học điền để giúp đỡ khuyến khích tuổi trẻ chăm chỉ học tập. Bà Trương Thị Thành (vợ ông Hồ Sĩ Dương) đưa người thợ mộc về dạy cho dân làng có thêm người thủ công. Bà họ Đàm (vợ ông Hồ Phi Tích) đem nghề dệt lụa dạy cho phụ nữ Quỳnh Đôi góp phần cải thiện đời sống gia đình.
Dòng Hồ Cao lập nghiệp ở Quỳ Trạch (nay là xã Thọ thành, huyện Yên Thành) đã sinh ra 3 trạng nguyên (đệ nhất giáp – đệ nhất danh) dưới triều Trần là Hồ Thôn Đốc, Hồ Tông Đốn và Hồ Tông Thành. Tiếp theo cháu chắt dòng này có ba anh em là Hồ Đình Trung, Hồ Đình Quế và Hồ Doãn Văn đều đậu tiến sĩ triều Lê, Hồ Đình Trung làm Tiết Chế Nghệ An xứ Bắc quân Đô Đốc phủ tả Phủ Thái bảo tước Mỹ Quận Công, sau khi mất được triều Lê Cảnh Hưng và Triều Nguyễn truy phong thượng đẳng thần Hồ Đình Quế làm đại tướng quân Đô Đốc tước Lộc Quận Công, sau khi mất được triều Nguyễn Truy Phong Dực bảo Trung Hưng Chi thần. Hồ Doãn Văn làm quan Hiến sát sứ, chức đứng đầu hiến ty, một ty uy nghiêm và quan trọng chuyên giữ việc kiểm tra phán xét công việc của các quan chức trong trấn (bộ, tỉnh). Nhà thờ họ Hồ ở xã thọ Thành còn giữ được những biển Tiến Sĩ và nhiều sắc phong, có hai đôi câu đối nói lên sự hiển đạt của con cháu dòng Hồ Cao – Hồ Tông Thốc,văn võ toàn tài, sự nghiệp giúp nước lưu truyền mãi mãi.
Theo tộc phả dòng họ Hồ ở Đông Bàn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thì vị thủy tổ dòng họ này là Hồ Thành Trai (thụy là Chiêu Văn), vợ họ Hoàng (thụy là Trang Tĩnh) từ Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) theo đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Quảng Nam đã khai hoang lập ấp vùng Điện Bàn, con trưởng Hồ Thành Trai là Hồ Ninh Hầu (tước), thụy Võ Lạc, chức Đặc Tấn bố quốc thượng tướng thời Lê – Mạc, Dòng dõi Hồ Thành Trai đến nay (1989) đã truyền được mười bảy đời, gồm có tám chi, con cháu sống nhiều nhất ở Điện Trung Đà Nẵng, Vĩnh Điện, Quế Sơn, Plâyku, Long Khánh, Phan Thiết, Biên Hòa và đặc biệt là Thành Phố Hồ Chí Minh (Chi này xây dựng từ đường ở Ngã Tư Bảy Hiền).
Hồ Thế Anh (còn gọi là Hồ Sĩ Anh), cháu tám đời Quản Lĩnh Hồ Hân, thuộc chi thứ hai họ Hồ Quỳnh Đôi, là con Tả Thị Lan bộ lỗ Lưu Phúc hầu Hồ Hiếu, Hồ Thế Anh đậu phó bảng (thi hội trúng tam trường) năm Vĩnh Thọ thứ tư (1661) đời Lê Thánh Tông, làm quan Hộ Bộ Tả Thị Lang tước Diễn Trạch Hầu. Hồ Thế Anh sinh được năm con trai là Hồ Thế Viêm (sinh đồ), Hồ Phi Cơ (phó bảng), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (hoàng giáp) và Hồ Phi Đoan. Hồ Thấ Diêm sinh ra Hồ Phi Khang. Hồ Phi Khang sinh năm con trai là Hồ Phi Trà, Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Phúc và Hồ Phi Huông. Từ Quỳnh Đôi, Hồ Thế Viêm đưa gia đình sang ở thôn Nhân Lý (tức Nhân Sơn nay thuộc Xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu), sau lại dời về thôn An Lão, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Từ Hưng Nguyên, Hồ Phi Khang và Phi Phúc cùng bạn bè vào “Đàng Trong” lập nghiệp. Phi Khang và Phi Phúc bước đầu vào làm ăn ở huyện Tuy Viễn (nay thuộc huyện An Nhơn), suau đó Phi Phúc kết nghĩa vợ chồng với một chị Họ Nguyễn gia đình buôn trâu ở vùng Tây Sơn Hạ, Phi Phúc ở luôn quê vợ và lấy họ Nguyễn và từ đó sinh ra Nhực, Lữ, Huệ và Gái
Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786), lợi dụng thời tiết thuận lợi của mùa hè, gió đông nam thổi mạnh, Nguyễn Nhạc ra lệnh cho Nguyễn Huệ tổng chỉ huy các đạo quân thủy bộ tiến đánh Thuận Hóa. Hơn ba vạn quân Trịnh cùng toàn thể tướng lĩnh điều bị tiêu diệt, quân Tây Sơn làm chủ từ đèo Hải Vân đến sông Gianh. Nhân đà thắng lợi đó, cuộc tiến công Bắc Hà với danh nghĩa “Diệt Trịnh Phù Lê” của nghĩa quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ và được sự hưởng ứng nhiệt liệt khắp nơi của nhân dân, chỉ trong mười ngày (từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 6 năm Bính Ngọ – 1786) đã lật đổ nền thống trị của tập đoàn phong kiến họ Trịnh.
Tháng mười năm Mậu Thân (1788) vua Càng Long nhà Thanh (phong kiến Trung Quốc) hạ lệnh cho Tổng Đốc LượngQuảng Tôn Nghị quyền tiết chế 29 vạn binh lính xâm lược Việt Nam. Khi quân thanh ào ạt vượt qua ải Nam Quan, theo kế hoạch của Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở điều động toàn bộ binh và thủy quân lui về đóng giữ từ Tam Điệp (Ninh Bình) đến Biên Sơn (Thanh Hóa). Ngày 25 – 11 quân Thanh tiến vào thành Thăng Long đã bỏ trống Tin Cấp báo về tới Phú Xuân, Nguyễn Huệ quyết định lênngôi hoàng đế để làm sáng tỏ danh nghĩa đối với cả nước và trách nhiệm đới với toàn dân, lấy niên hiệu là Quang trung năm thứ nhất (ngày 25 – 11 năm Mậu Thân – 1788). Sau đó vua Quang Trung tự thống lĩnh tất cả quân thủy bộ tiến ra bắc
Từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (25 – 1 – 1789) đến trưa ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (30 – 1 – 1789) với tinh thần dũng cảm tốc chiến tốc thắng vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược dưới quyền chỉ huy của Tổng Đốc Lượng Quảng Tôn Sĩ Nghị và những danh tướng Sầm Nghi Đống, Hứa Thế Hanh, Trương Tiêu Long, Thượng Duy Thăng .v..v... Qua chiến thắng lớn lao này đã giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc, đồng tời chấm dứt nạn xâm lăng của tập đoàn phong kiến phương bắc luôn luôn đe dọa dân tộc Việt Nam từ mấy nghìn năm trước. Vua Càng Long hoàng đế hiếu chiến nhà thanh) phải công nhận vua quang Trung là An Nam Quốc Vương.
.......... Sử sách Việt Nam đã ghi chép : Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là ông vua Anh dũng, lấy võ lược mà dựng nước , biết trọng những người hiền tài để xây dựng Quốc Gia. Những Danh Sĩ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lân,... đã góp nhiều ý kiến cho vua Quang Trung trong chính sách đối nội và đối ngoại. Đối với ẩn sĩ Nguyễn Thiếp (tức La Sơn Phu Tử) vua Quang trung đã nhiều lần cử quan trọng thần đem lễ vật đến mời ông ra giúp. Lúc đầu ông kiên quyết không nhận lễ và không chịu ra làm quan vì vẫn muốn giữ lòng trung với triều Lê, cuối cùng do sự khẩn khoản của vua Quang Trung ông cũng nhận vào Phú Xuân bàn việc trị nước.
Cũng như những gia tộc khác sống trên đất nước Việt Nam, con cháu họ Hồ dù chuyển cư lập nghiệpở miền nào cũng đều phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc là đoàn kết lao động, phát triển sản xuất và chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858) rồi đặt nền đô hộ trên cả nước (hiệp ước 25-8-1883) đến đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước và bán nước với các phong trào chống pháp xâm lược Nam Kỳ (1858 – 1868) và Bắc Kỳ (1873 – 1883), Phong trào Cần Vương (1885 – 1913), Khởi Nghĩa Thái Nguyên (1917), Khởi nghĩa Yên Bái,.v..v....Trong những cuộc đấu tranh đó ít nhiều điều có con cháu họ Hồ tham gia, một số người tiêu biểu thể hiện phẩm chất cao quí của dân tộc Việt Nam là “Trung với nước hiếu với dân”.
Hồ Trọng Phấn (tức Đội Phấn, quê xã Nghi Vạn, Huyện Nghi Lộc) cùng với Ngô Quảng (tức Đội Quảng quê xã Nghi Hưng huyện Nghi Lộc) và Lê Nguyên (tức Đội Nguyên quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), hai kiện tướng của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng vận động binh lính người Việt Nam đóng ở thị xã Hà Tĩnh để làm một cuộc binh biến đánh chiếm thành Hà Tĩnh (1909). Nhưng việc bại lộ bọn thực dân Pháp kịp thời ngăn chặn và tập trung binh lính đánh vào căn cứ Hồng Lĩnh (huyệnNghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh) của Đội Quảng và căn cứ Bộ Lư (huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An) của Đội Quyên. Dù lực lượng ít và bị bao vây bốn phía nghĩa quân lợi dụng địa thế hiểm trở vùng rừng núi đã bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch. Trong cuộc rút lui, Ngô Quảng đã thoát khỏi vòng vây, Hồ Trọng Phấn, Lê Quyên bị bắt và bị xử tử hình.
Giữa năm 1920, Hồ Bá Cự (con trưởng Hồ Bá Kiện) sinh năm 1896 xuất dương sang Trung Quốc , lấy tên là Hồ Tùng Mậu. Khi hoạt động ở Quảng Châu (Lẩu Phú tỉnh Quảng Đông) Hồ Tùng Mậu Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong đã lập ra tổ chức “Tâm Tâm Xã”. Sau tiếng bom nổ ở Sa Diễn của Phạm Hồng Thái, cuối năm 1924 ông Nguyễn ái Quốc đến Trung Quốc đã gặp nhóm “Tâm Tâm Xã” gồm có Hồ tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong. Đầu năm 1925, ông Nguyễn ái Quốc tổ chức “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội”, trong đó “Cộng sản doàn” là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu trở thành người Cộng Sản đầu tiên của dòng dõi họ Hồ.
Từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930, qua phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh (1930 – 1931), thời kỳ mặt trận dân Chủ (1936 – 1939) Khởi nghĩa Nam Kỳ (22 – 11 – 1940), chuẩn bị tổng khởi nghĩa cách Mạng Tháng Tám năm 1945, tại nhiều địa phương đặt biệt là ở Nghệ Tĩnh đông đảo con cháu họ Hồ đã tích cực hoạt động trong các cơ sở của Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng, hàng trăm người đã bị bắt và bị tù đày hoặc bị xử tử hình . Lịch sử tỉnh đảng bộ Hà tỉnh còn ghi về Đảng viên Hồ Hảo như sau : năm 1942, Hồ Hảo bí thư huyện Uỷ hương Sơn và một số cán bộ cách mạng bị bắt đưa về giam tại đồn phố châu (Hương Sơn). Nhờ giác ngộ được một người lính gác ngục, Hồ Hảo đã thoát ra khỏi trại giam. Sau đó Hồ Hảo cùng một số Đảng viên tổ chức giết tên Phe – rây (Ferrey) chủ đồn điền sông con để lấy súng tiếp theo là thủ tiêu một tên bang tá (chó săn của giặc Pháp) đã chỉ điểm bắt nhiều cán ộ của Cách Mạng. Với vụ bạo động này, ở huyện Hương Sơn đã có 25 người đã bị chính quyền thực dân Pháp tuyên án tử hình, nă người xử bắn ngay trong đó có Hồ Hảo.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Đế Quốc Pháp và Mỹ xâm lược (1946 – 1975) theo tiếng gọi thiên liêng của Tổ Quốc, con cháu họ Hồ ở trên mọi miền đất nước đã cùng nhân dân cả nước tích cực tham gia mọi công cuộc chiến đấu vì nền độc lập và thống nhất của Việt nam. Nhiều người đã trở thành cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà Nước và Quân Đội. Rất tiếc những cống hiến vẻ vang của họ chưa được gia phả các chi ghi cháp và thống kê đầy đủ. Những sự nghiệp vì dân vì nước của những người trong gia tộc là giá trị tinh thần quí báo cần lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, chỉ sơ bộ tính riêng con cháu họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi đã có gần 800 người đứng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam, trong số đó có hơn 100 người là liệt sĩ.
Cũng như các họ ở Quỳnh Đôi nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung, họ Hồ có một gia phong rất đáng quí đã được duy trì từ đời này sang đời khác là coi trọng sự học vấn của con cháu với quan niệm học tập làm cho trí tuệ sáng rạng để biết đạo lý làm người và để rèn đức hi sinh làm gốc ; học tập kiên trì, học tập thường xuyên để kiến thức thấm sâu vào máu thịt biến thành yếu tố cấu thành đời sống. Mọi người trong gia đình coi lao động sản xuất và học tập điều là cơ sở của hạnh phúc, cũng nh7 coi gia đình là hạt nhân của xã hội, đã học tập là chăm chỉ dùi mài, đem cả nhiệt tình và hứng thu vào việc học hành, cho nên có nhiều người gặp cảnh gia đình nghèo khó av64n kiên trì tự học với ý chí mài sắt nên kim, Tuy là sáng “khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa” nhưng họ học hành thì “ông đậu, cha đậu, cháu đậu, đậu cả nhà”.
ất Mão niên hiệu Duy Tân thứ chín 1915 triều nguyễn đã có hai hoàng giáp (một song nguyên, Hội nguyên , Đình nguyên), 5 tiến sĩ, 57 người thi hội trúng tam trường (thời Lê) và phó bảng (thời Nguyễn), 110 giám sinh hay cử nhân, và 282 sinh đồ hay tư tài. Từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước quan tâm mỡ rộng hệ thống giáo dục đào tạo nhân tài để xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh ngày nay cá gia đình con cháu họ Hồ điều có người tó6t nghiệp cao đẳng và đại học. Nhiều ngành có tiến sĩ, phó tiến sĩ và giáo sư là con cháu họ Hồ, đúng với câu “Kim thạch khả diệt nhi phong lưu bất diệt” nghĩa là vàng đá có thể mất đi nhưng phẩm đức tốt thì lưu truyền mãi mãi.
Hồ Tông Thốc là con ông Hồ Cao, cháu ông Hồ Kha, đỗ trạng nguuyên niên hiệu Thiệu Khánh (1370 – 1372) đời Trần Nghệ Tông. Oõng biên soạn và sáng tác khá nhiều: Việt sử cương mục, Việt Nam thế cí, An Đăng Báo ân viện bi minh, thảo nhàn hiệu tần thi tập, Phú học chi nam và nhuận sắc sách. Hình thế địa mạch ca của Trần Quốc Kiệt. Đáng tiếc, sau nhiều phen binh lửa, các tác phẩm mất mát hầu hết, hiện chỉ còn lại hai bài thơ được hoàng giáp. Bùi Huy Bích ghi lại trong “Hoàng Việt thi tuyển” bài văn bia “Từ ân tự bi minh tính tự” làm ngày mười hai tháng, bảy năm nhâm tuất (1382) đời Trần Đệ Hiện (tức Trần Phế Đế) có lẻ chính là bài “An Đăng Báo ân viện bi minh”. Về cuốn “Việt sử cương mục (10 quyển), Ngô Sĩ Liên (tác giả Đại Việt sử ký toàn thư) khen “ sách chép việc cẩn thận và có phương pháp, bàn việc xác đáng mà không rườm rà.”
Việt Nam thế chí (hai quyển), quyển nhất chép thế phả mười tám đời Hùng Vương, họ Hồng Bàng, quyển nhì chép thế phả họ Triệu, sự tích có phần rỏ ràng; nhưng llời văn phần nhiều kỳ dị, cũng có thể bổ khuyết cho sử trước. Hiện chỉ còn bài tựa được Phan Huy Chú ghi lại trong sách. Lịch triều hiiến chương loại chí, tập Văn Tịch chín. Bài tựa sách Việt Nam thế chí đã nói lên quan điểm đúng đắn và khoa học về phương pháp chép sử thời cổ còn hỗn mang, con người hiểu biết ít ỏi; truyền thuyết hơn nguồn gốc, lịch sử của mình là đa75c điểm chung của các dân tộc. Vì vậy nếu nhà chép sử thiếu một cái nhìn tinh tế, phủ nhận hoàn toàn hoặc tin theo mù quáng đều không đủ căn cứ. Phương pháp tốt nhất theo Hồ Tông Thống là cứ thu thập những tiếng vọng của quá khứ, những lời truyền ngôn, chọn theo loại để nối thành thế kỷ. Còn việc phân biệt ngọc đá là của của độc giả. Có thể nói Hồ Tông Thốc là người đầu tiên đã đề cập đến vấn đề có tính chất lý lụan về mối quan hệ giữa văn học dân gia nvà lịch sử thời thái cổ. Oõng cũng là người đầu tiên dùng hai từ “Việt Nam” để chỉ Tổ Quốc mình.
Những lần có Sứ phương bắc đến, Vua Nhà Trần thượng triệu Hồ Tông Thốc đáp. Vốn trí thông minh và tài biện luận ngoại giao, lần nào Oõng cũng làm vừa lòng Nhà Vua và sứ thần nước ngoài phải kính nể. Một làn được cử đi sứ phương bắc, Triều Minh Thái Tổ (1368-1398), trên đường đi qua đền Hãng Vũ, Hồ Tông Thốc ghé vào xem và đề thơ. Đây là cơ sở để Nguyễn Dữ viết thành “Câu chuyện ở đền Hãng Vũ” trong sách “Truyền kì mãn lục”. Qua câu chuyện hoang đường này chính là nhắc lại cái tài làm thơ, tài biện bạch, tính thẳn thắn trong xử thế, đồng thời cũng thể hiện khí phách của một sứ thần Việt Nam.
Hồ Phi Tích là con trai thứ tư phó bảng Hồ Thế Anh thuộc chi thứ hai họ Hồ ở Quỳnh Đôi , Hồ Thế Anh tính nết hiền lành , có đức thương người và thanh liêm , làm quan ông không nhận lễ biếu bất cứ ai . Nhà đông con cho nên có khi thiếu gạo . Một lần người nhà nhận lễ một thúng gạo , rồi lấy gạo đó nấu cơm, Thế Anh biết vậy không ăn để khuyên răn mọi người trong gia đình . Khi làm tri huyện Kỳ Hoa (nay là Kỳ Anh) có một thuyền buôn Hoa kiều bị mất cướp , Thế Anh đã tra xét được bọn cướp thu hồi tài sản cho chủ thuyền . Chủ thuyền xin biếu ông một nửa , ông kiên quyết không nhận. Noi gương ông các con đều có chí tự lập từ lúc còn tuổi trẻ.
Năm Chính Hoà thứ 21 (1700) khoa thi hội tam trường Sĩ Tông ưu phân đứng vững một bảng . Vào tới trường bài của Sĩ Tông được khảo quan chấm điểm hạng ưu (rất tốt, giỏi), xếp xuống dưới chiếu để so sánh với những quyển khác xếp hạng tiến sĩ , không may bị bỏ quên . Đến khi yết bảng tiến sĩ không có tên ông . Nhà vua hỏi quyển của người ưu phân bảng tam trường sao không thấy , bắt tìm quyển bài của Sĩ Tông , nhưng không tìm được . Ban gíam khảo nhận chịu lỗi làm mất quyển thi của Sĩ Tông . Các quan chấm thi kỳ đó phải chịu tội giáng xuống ba cấp và mỗi vị phải phạt ba mươi quan tiền . Sĩ Tông chịu hỏng tiến sĩ . ông được nhà vua cho làm quan chức trong Nội phủ , rồi thăng Hoà lấy hiệu Sứ _____________.
Hồ Sĩ Tân (1691-1760) là con trai thứ hai Tham nhị Hồ Sĩ Tông . Năm Gíap Ngọ , niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười (1714), Sĩ Tân dự thi hương đậu ngay giám sinh (cử nhân) ; năm ất Mùi (1715) thi hội đậu phó bảng . Mùa xuân năm Nhâm Dần niên hiệu Bảo Thái thứ ba (1722) đời Lê Dụ Tông , Sĩ Tân dự thi đình đậu tiến sĩ . Bước đầu Sĩ Tân nhận chức Công khoa Cấp sự trung , sau được bổ nhiệm chức Gíam sát Ngự sứ đạo Quảng Yên , rồi thăng Hiến Sát sứ tỉnh Thanh Hóa. Trong khi làm quan ông thường bênh vực người nghèo khó và kẻ thất thế , thẳng tay trừng trị bọn tham quan ô lại , nên không được cấp trên mến phục , lại bị đồng sự chèn ép , ông xin về hưu .
Hồ Sĩ Đống là con thứ hai giám sinh Hồ Sĩ Danh (1706-1783) thuộc chi thứ ba họ Hồ ở Quỳnh Đôi . Hồ Sĩ Danh đậu hương cống (cử nhân) thời phong trào nhân dân khởi nghĩa bùng nổ mạnh mẽ và lan rộng khắp nước . Sĩ Danh không ra làm quan cũng không thi hội , vui cảnh thanh đạm không ganh tỵ với ai , ở trong thôn ông khuyên giải mọi người không nên tranh tụng lẫn nhau, trong gia đình thì nghiêm mà giản dị , không bàn chuyện xấu của ai , cho nên mọi người trong xóm ngoài làng đều mến phục ông . Hồ Sĩ Danh sinh được năm người con trai đều trúng khoa bảng :Hồ Sĩ Dược (con trưởng) đậu hương cống , Hồ Sĩ Đống đậu song nguyên hoàng giáp , Hồ Sĩ Thích thi hội trúng tam trường (phó bảng) , Hồ Sĩ Trù đậu sinh đồ (tú tài), Hồ Sĩ Hữu đậu khoa “Liệu Sự Khả” Nguyên Gia Long (đậu khoa này được bổ nhiệm tri huyện ).
Năm Đinh Dậu , niên hiệu Cảnh Hưng thứ 38 (1777) Hồ Sĩ Đống được cử lãm phó sứ cùng với Chánh sứ hoàng giáp Vũ Trần Thiệu đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) . Trước ngày lên đường chúa Trịnh Sâm triệu Vũ Trần Thiệu vào phủ liêu cho xem tờ biểu đại ý :”Nhà Lê không còn con cháu nào là người hiền tài xứng đáng để nối ngôi trị nước , họ Trịnh xin thay thế nhận phong vương .” Trịnh Sâm căn dặn :” ông sang cố tìm cách tâu xin cho bằng được , ta sẽ cho người đi xem để tìm cách giúp đỡ quà cáp .” Vũ Trần Thiệu cầm tờ biểu ra về lòng băn khoăn khôn xiết . Tháng sáu năm đó (1777) đoàn sứ bộ đến hồ Động Đình . Một tối trăng sáng chánh sứ Vũ Trần Thiệu mời phó sứ Hồ Sĩ Đống sang thuyền mình uống rượu, ngắm trăng , làm thơ . Đêm đã khuya , Vũ Trần Thiệu cho người hầu cận đi ngủ , rồi lấy tờ mật biểu của Trịnh Sâm đưa cho Sĩ Đống xem . Hồ Sĩ Đống xem xong hỏi : “Quan Chánh sứ liệu thế nào bây giờ ?” Vũ Trần Thiệu nói :”Đại trượng phu ở đời chỉ đem cái chết để đổi nợ nước mà thôi . Tất nhiên tôi không đưa tờ biểu này . Nhưng như vậy có nghĩa là tôi phải vĩnh biệt ông ở đây . Sau này về nước xin ông giữ kín cho . Người của Chúa ở ngay bên cạnh ông đấy.” Nói xong Vũ Trần Thiệu châm ngọn lửa đốt tờ mật biểu, ném tàn xuống hồ và cho một thứ thuốc bột vào chén rượu uống một hơ . Sau đó, ông giục Hồ Sĩ Đống về thuyền riêng nghỉ ngơi . Sáng hôm sau có tin Chánh sứ Vũ Trần Thiệu bị bạo bệnh chết , Hồ Sĩ Đống tạm thay đưa đoàn đi Yên Ninh . Câu chuyện này chỉ sau khi Trịnh Sâm, Trịnh Cán , Trịnh Tông chết ít lâu thì nhân dân Thăng Long mới được biết , mọi người đều thương tiếc Vũ Trần Thiệu .
Năm Tân Sửu (1781), khoa thi hội Sĩ Đống làm Chánh giám khảo , em ruột ông là Hồ Sĩ Thích dự thi, văn bài được các ông phó giám khảo xếp loại ưu . ông đang xem xét thì có người đứng cạnh nói là bài của em ông. Sĩ Đống nói ngay :”Nhà vua đặt ra khoa cử cốt lấy sự công bằng để chọn nhân tài , không thể làm ơn riêng cho ai được .” Nói đoạn, ông xem lại bài của Sĩ Thích vạch ra những câu văn yếu . Sau đó về nhà ông nói với Em :”Bài chú các quan giám khảo lấy vào loại nhất nhưng anh thấy việc chương chưa chín . Anh làm Chánh giám khảo lấy quyển em đậu cao e thích hạ dị nghị . Chú cần luyện tập thêm , nếu có thực tài khoa này không đậu , khoa sau sẽ đậu . Khoa đó Sĩ Thích chỉ trúng tam trường (phó bảng).
Sáng tác của Song nguyên Bồi tụng ,Ban Quận Công Hồ Sĩ Đống còn lại hầu hết là thơ đi sứ tập hợp được hơn trăm bài , đặt tên là “ Hoa trình khiển hứng” . Về sau tập thơ này còn gọi là “Dao đình thi tập “hay “Dao đình sứ tập” .Thơ đều viết bằng chữ Hán ,đề tài thường là đề vịnh di tích nhân vật lịch sử, phong cảnh, danh thắng dọc đường . Từ điển văn học viết :”Thơ thiên nhiên của ông , đặc biệt những bài miêu tả cảnh vật đất nước , từ “Nhị hà chu trung “ đến “Nam quan văn độ” bút pháp vừa hoành tráng vừa mỹ lệ, tình điệu thì hùng hồn phóng khoáng. Tinh thần tự hào dân tộc, trách nhiệm với vua với nước tình cảm Tổ quốc gia hương …bộc lộ trong tác phẩm. Thơ đi sứ của Hồ Sĩ Đống thường có những nét tươi đẹp , uyển chuyển do khả năng đổi mới của cảm xúc và cách thể hiện độc đáo của nhà thơ . Cùng với thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan , Nguyễn Đăng, Nguyễn Kiều , Nguyễn Tông Khuê , Lê Qúi Đôn … Thơ Hồ Sĩ Đống góp phần tạo nên thế cách trầm hùng , nhuần nhã của thơ đi sứ thời Lê Trung Hưng .
Hồ Phi Diễn đậu sinh đồ (tú tài) năm 20 tuổi khoa Qúi Mão niên hiệu Bảo Thái thứ tư –1723, đời vua Lê Dụ Tông ). Hồ Phi Diễn dạy học kiếm sống ở vùng Hải Dương và Bắc Ninh cũ , lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương . Trong tuổi thiếu niên , khi cha còn sống , Hồ Xuân Hương cũng được theo ngòi bút nghiên ít nhiều. Sau khi sanh Hồ Xuân Hương gia đình thầy đồ Diễn có một thời sống ở phường Khán Xuân , huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây thuộc kinh đô Thăng Long , sau dọn về ở thôn Tiên Thị tổng Tiên Túc huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư , Hà Nội), Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà lấy tên là “ Cổ nguyệt đường”.
Hồ Xuân Hương thông minh , tài hoa có nhiều bạn trai nhưng cuộc đời tình duyên lại hết sức éo le , ngang trái . Lấy chồng hai lần cả hai lần đều làm lẽ . Căn cứ số thơ Xuân Hương để lại , một nét khá nổi bật mà chúng ta biết được là nhà thơ đi rất nhiều lần theo dấu chân của Hồ Xuân Hương khi ở động Hương Tích , khi ở núi Oõng Chồng Bà Chồng , đèo Ba Dội… Chúng ta có thể hình dung ra cuộc du lãm của nữ sĩ trải qua nhiều tỉnh bao gồm cả đồng bằng lẫn miền núi như Hà Đông ,Ninh Bình , Thanh Hoá, Tuyên Quang , Sơn Lai…Đây chưa kể Nghệ An quê cha và Bắc Ninh quê mẹ . Một con người đi nhiều, người ấy lại là phụ nữ , điều ấy quả là hiếm thấy trong xã hội phong kiến .
Hồ Xuân Hương sáng tác theo thể thơ Đường luật , nhưng được dân tộc hóa cao độ . Bà có nhữ thành công đáng kể trong việc cố gắng đưa cuộc sống trần tục hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các quí phái . Bà lợi dụng triệt để kết cấu chặt chẽ của bài thơ Đường luật với những câu đối nhau để cấu tạo những mâu thuẫn có tính chất trào phúng trong những bài thơ châm biếm đả kích . Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ , Hồ Xuân Hương đã có những sáng tạo và thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ , trong việc học tập ca dao, tục ngữ , thành ngữ . Hồ Xuân Hương đã khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân tộc và đã mài sắc ngôn ngữ dân tộc của thời đại mình . Hồ Xuân Hương thật xứng đáng là “ Bà Chúa thơ nôm” mà các nhà thơ Việt Nam vào cuối thế kỷ XX đã ca ngợi .
Gần đây đã phát hiện ra nhiều thơ chữ Hán và tập “Lưu Hương ký”của Hồ Xuân Hương do Nham Gíac phu họ Phan , người cùng quận với nữ sĩ đề tựa vào tháng ba năm Gíap Tuất (1814). Trong bài tựa Nham Gíac phu viết :”Cô là con gái ông lớn Hồ đậu hoàng giáp người xã Hoàng Hậu huyện Quỳnh Lưu (chỉ song nguyên Hồ Sĩ Đống ),…học rộng mà thuần thục dùng chữ ít mà đầy đủ , từ mới lạ mà đẹp đẽ , thơ đúng phép mà văn hoa , thực là một bậc nữ tài”. Tập “ Lưu Hương ký” đầu đề ghi :” Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sĩ tập “ nghĩa là tập sách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương người Châu Hoan (tức tỉnh Nghệ An) . Trong tập này nữ sĩ viết về tình cảm và tâm sự của mình đối với những bạn trai như các ông Tốn Phong Thị , ông Hiệp Trấn ,Sơn Nam thượng họ Trần , ông Sơn Phủ , ông Chí Hiên và ông Cần chánh học sĩ Nguyễn Du(tác giả Truyện Kiều).
Dưới triều Nguyễn đây là thời kỳ đất nước bắt đầu rối ren cao độ . Sáng ngày 31 tháng 8 năm ặ8 , tiếng súng gây hấn của thuỷ quân Pháp bắt đầu nổ ở Đà Nẵng , chính thức mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp . Tháng sáu năm 1859 , niên hiệu Tự Đức thứ 12 , hội nghị các triều thần bàn về phương lược chống giặc Pháp . Viện Cơ Mật và các quan đại thần đều có ý kiến chủ hoà với xâm lược Pháp bao trùm khắp triều đình .Riêng một số ít quan lại cấp Nha trong đó có Hồ Sĩ Tuần chủ trương “quyết tâm giữ đất , tấn công giặc ,quyết không nghị hoà với giặc .” Họ đã làm tờ biểu dâng lên nàh vua trình bày rõ kế hoạch chiến đấu của từng địa phương để thực hiện ý định kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc . Do đó tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần phải đổi đi làm Tuần phủ Qủang Yên , nơi hải tần xa xôi , khó khăn , trong địa phương có một số thôn nhân dân theo Thiên chúa giáo .
Năm Qúi Hợi (1863) niên hiệu Tự Đức thứ 16 , thân mẫu mất , Hồ Trọng Đĩnh cáo quan về để tang . Chưa mãn tang , vua triệu ông ra sung chức Chánh sứ Hà Nội , rồi Chánh sứ Hải Phòng kiêm Qủan Thương Chính hàm Quang lộc tự khanh . Năm Mậu Thìn (1868) Hồ Trọng Đĩnh làm Tán lý quân vụ các đạo Lạng Sơn và Thái Nguyên góp phần dẹp yên giặc cướp đem lại an ninh cho nhân dân . Sau đó ông được thăng Tuần phủ Qủang Yên . ở Qủang Yên những nơi biên biên hiểm yếu ,ông vận động nhân dân đắp lũy xây đồn , tuyển thêm dân binh để tăng cường lực lượng phòng thủ đất nước . Bọn giặc biển lợi dụng tình hình Việt Namgặp khó khăn tiến công thành Qủang Yên . Tuần phủ Hồ Trọng Đĩnh đã động viên quân lính và nhân dân giữ vững thành , mưu trí đánh tan bọn giặc . Qua tám năm làm tuần phủ Qủang Yên ông đã khéo tổ chức quản lý trật tự trị an , giúp cho nhân dân yên ổn làm ăn , người người trong xứ ca ngợi công đức ông .
Mùa thu năm Tân Tỵ (1881) ông bị bệnh cáo quan về nhà điều trị , nhưng bệnh ngày càng trầm trọng , ông dâng sớ xin hưu trí . Chiếu vua chưa ban ra thì ngày 25 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (1882) niên hiệu Tự Đức 35 ông mất . Tính nết Thượng thư Hồ Trọng Đĩnh hòa nhã , nghiêm nghị , ngay thẳng và độ lượng . Mọi người đều mến phục ông và không ai dám cầu cạnh việc riêng .Oõng khuyên các con rằng :”Lương bổng của ta có thừa thì giúp đỡ người nghèo khó , còn bao nhiêu mua sách cho con cháu học để đời đời làm nên sự nghệp vì dân vì nước .”Hồ Trọng Đĩnh làm quan trong thời kỳ đất nước phải đối phó với giặc ngoại xâm , nhiệm vụ nặng nề , công việc bận rộn , nhưng tranh thủ những giờ phút nghỉ ngơi ít ỏi , ông đã để lại cho đời tác phẩm “Công hạ thi thảo”.
Hồ Bá Oõn sinh năm 1842 trong gia đình khoa bảng thuộc thứ năm họ Hồ ở Quỳnh Đôi , ông nội là phó bảng Hồ Trọng Điển (Đốc học Nghệ An) , cha là cử nhân Hồ Trọng Tuấn (Đốc học Nghệ An và Aựn sát Thái Nguyên ), mẹ là Phạm Thị Khanh ( con cả Đốc học Phạm Đình Trọng , người cùng làng). Hưu trí , cử nhân Hồ Trọng Tuấn về quê bàn với dân làng lập “ quỹ nghĩa sương “ để cho dân nghèo vay khi mất mùa đói kém hay gia đình gặp khó khăn . Hồ Bá Oõn tuổi trẻ thông minh , tự học là chính . Năm mậu thìn , niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868) , ân khoa , Hồ Bá Oõn đậu tú tài , khoa canh ngọ (1870) đậu cử nhân ; khoa Aỏt Hợi niên hiệu Tự Đức thứ 28 (1875) Hồ Bá Oõn đậu phó bảng đứng thứ hai (theo Quỳnh Đôi Hồ tộc khoa danh trường biên ).
Sau mười năm quân Pháp đánh chiếm Nam Định lần thứ nhất (Qúi Dậu – 1873) , cuối tháng 3 năm 1883 chúng tiến công thành Nam Định lần thứ hai . Tám giờ sáng ngày 26 tháng 3 năm 1883 chỉ huy quân Pháp Hăng-ri Ri-vi-e (Henri Riviere) gửi tối hậu thư cho tổng đốc Vũ Trọng Bình buộc phải nộp thành đầu hàng . Các quan đầu tỉnh họp gồm có tổng đốc Vũ Trọng Bình , bố chánh Đồng Sĩ Vĩnh , án sát Hồ Bá Oõn và đề đốc Lê Văn Điếm , ý kiến trái ngược nhau . Vũ Trọng Bình và Đồng Sĩ Vĩnh chủ hoà , Hồ Bá Oõn và Lê Văn Điếm quyết đánh .Trước tinh thần kiên quyết của Hồ Bá Oõn và Lê Văn Điếm , cuối cùng thống nhất là giặc đến thì phải đánh . Trước hết viết thư trả lời giặc , đại ý “ Chúng tôi phải đợi lệnh triều đình” , đồng thời kêu gọi nhân dân tổ chức lực lượng tham gia chiến đấu giữ thành . Lê Văn Điếm và Hồ Bá Oõn nhận nhiệm vụ chỉ huy binh sĩ ra ngoài thành chống địch . Tổng đốc và bố chánh lo việc tiếp tế súng đạn lương thực cho lực lượng chiến đấu .
“Loài người ở rải rác khắp mặt địa cầu đã bao nhiêu đời , đến bây giờ mới được giao thông tiếp xúc với nhau . Nào học thuật , nào chánh tục của phương đông , phương tây đều lộn xộn bày ra trước mắt những điều lạ điều hay có ích cho đạo người không ít , mà những điều thiên (lệch) điều dở có hại cho đạo người cũng nhiều . Người ta sinh ra ở trên đời bây giờ cũng như đứng trước khúc đường nhiều ngả , nhiều khi không biết lối nào là phải mà đi . Tôi đây từ trẻ đến giờ vẫn tuân theo lời dạy “ nhiều nghe mà chịu khuyết điểm ngờ , nhiều thấy mà chịu khuyết điểm nguy “ của đức Khổng Tử , nên tuổi đã đến tuần tri mệnh ( tức tuổi 50) mà sự ngôn luận và hành vi không dám điều gì là đoán ý cả . Trải mấy mươi năm nghiên cứu , có lúc sức không chịu nổi phát ra bệnh cuồng . Trong lúc phát cuồng bỗng chốc giác ngộ toang ra như hình có ai mở thông thần trí cho mình , mới ghi thuật lại mà làm thành sách này . Bản Hán văn đóng thành , lại dịch ra quốc văn , kiếm cách công hành ra để chất chính cùng các bậc quân tử trong đời , mong rằng chỗ nào vừa đúng được các ngài tán thành cho , chỗ nào sai lầm được các ngài sửa chánh lại , khiến quyển sách này đối với đạo người cũng có vài phần bổ ích thì may mắn biết chừng nào .”
Ngày 18 tháng 11 năm Aỏt Dậu (24-12-1885) bọn phản động Thiên chúa giáo , tay sai thực dân Pháp ,gây cuộc biến loạn ở Quỳnh Đôi , đổi nhà cướp của giết người . Hồ Bá Trị là một trong những người lãnh đạo cuộc chiến đấu bảo vệ làng , ông đã bị giết hại để lại người vợ trẻ 28 tuổi và hai con thơ là Hồ Xuân Kiêm 4 tuổi và Hồ Xuân Lan 2 tuổi . Với tình yêu thương chồng khôn xiết kể , lại sống trong gia đình thế phiệt yêu nước , được sự giới thiệu của Hồ Bá Kiện ( con của anh chồng ) và văn thần Quỳnh Đôi , Trần Thị Trâm đã tham gia nghĩa quân cần vương của Phan Đình Phùng . Làng Quỳnh Đôi có nghề dệt lụa , Trần Thị Trâm đóng vai người bán lụa mua tơ để dễ hoạt động , được mọi người gọi là Bà Lụa . Phan Đình Phùng đã giao cho bà Trần Thị Trâm sang Xiêm (Thái Lan) mua súng đạn theo đường xuyên qua đất Lào . Từ năm 1905 Trần Thị Trâm tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đề xướng . Bà vận động quyên góp tiền và dẫn đường cho học sinh Việt Nam qua Trung Quốc sang Nhật Bản , trong đó có con bà là Hồ Xuân Lan (lớp đầu tiên của phong trào Đông Du ). Đến Nhật Bàn Hồ Xuân Lan đổi tên l à Hồ Học Lãm vào học trường quân sự cao cấp Trấn Vũ ở Đông Kinh . Năm 1908 , chính phủ Nhật cấu kết với thực dân Pháp ra lệnh trục xuất tất cả du học sinh Việt Nam . Hồ Học Lãm về Trung Quốc và học trường quân sự Bảo Định . Học Lãm miệt mài học tập với tinh thần yêu nước trở thành một học sinh giỏi toàn diện kể cả ngoại ngữ .
Năm Tân Hợi (1911) , cách mạng Trung Quốc bùng nổ , do Tôn Trung Sơn ( Tôn Dật Tiên) lãnh đạo . Cùng năm đó Hồ Học Lãm tốt nghiệp ra trường . Năm 1912 Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội . Để giúp những người Việt Nam yêu nước hoạt động cần phải đặt cơ sở Hội ở Trung Quốc . Xét thấy Hồ Học Lãm là người có nhiều khả năng thuận lợi có thê gánh vác được trách nhiệm đó . Tuân theo quyết định của Hội , Hồ Học Lãm phải gia nhập quân đội Trung Quốc để có điều kiện bảo đảm cuộc sống gia đình đồng thời có thế lực vật chất để làm nhiệm vụ đối với cách mạng Việt Nam . Sau những năm chỉ huy chiến đấu góp phần tiễu trừ bọn quân phiệt cát cứ, Hồ Học Lãm được chuyển về công tác ở cục tác chiến bộ Tổng Tham mưu quân độ Trung Quốc và tham gia giảng dạy trường quân sự Hoàng Phố . Tuy là người Việt Nam nhưng do tài năng và đức độ nên Hồ Học Lãm rất có uy tín trong hàng ngũ tướng tá của Bộ Tổng Tham mưu . Khi Phan Bội Châu còn ở Trung Quốc , Hồ Học Lãm và vợ là Ngô Khôn Duy ( con của chí sĩ Ngô Qủang – một kiện tướng của Phan Đình Phùng ) hết lòng vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc và giành độc lập cho Tổ Quốc . Trong ba mươi năm , dù di chuyển đi đâu gia đình Hồ Học Lãm vẫn là nơi nương tựa và liên lạc cho đông đảo những người cách mạng Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc .
Cuối năm 1924 , ông Nguyễn Aựi Quốc từ Liên Xô đến Trung Quốc đã tìm gặp Hồ Học Lãm để bàn công việc và đặt kế hoạch liên lạc . Năm 1939 , chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ , Nam Kinh rơi vào tay quân phiệt Nhật . Chính phủ Trung Hoa dân quốc rút chạy vào Trùng Khánh ( tỉnh Tứ Xuyên ) , Hồ Học Lãm cũng đi theo . Được ít lâu , ông bị đau phải vào bệnh viện điều trị , khoảng táhng 10 năm 1940 Hồ Học Lãm xin về chữa bệnh ở Quế Lâm ( thủ phủ tỉnh Qủang Tây) cho gần Tổ Quốc . Lúc đó ông Nguyễn Aựi Quốc và một số cán bộ cách mạng Việt Nam cũng đã đến Quế Lâm . Để lấy danh nghĩa hoạt động ở nước ngoài , ông Nguyễn Aựi Quốc đã lập một bộ phận gọi là “ Việt Nma độc lập đồng minh hội hải ngoại “ , cử Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm và Lâm Bá Kiệt ( tức Phạm Văn Đồng ) làm phó chủ nhiệm . Tháng 12 năm 1940 , Trung Việt văn hoá hội được thành lập ở Quế Lâm , Hồ Học Lãm và Lâm Bá Kiệt được mời tham gia bán trị sự của hội với tư cách là chủ nhiệm và phó chủ nhiệm biện sự sứ Việt Nam độc lập đồng minh ở hải ngoại . Rất tiếc bệnh tình Hồ Học Lãm ngày càng trầm trọng , tháng 4 năm 1943 ông từ trần thọ 60 tuổi . Trước khi mất ông khuyên vợ và hai con gái là Hồ Diệc Lan và Hồ Mô La nên về nước hoạt động , Bà và hai con đã thực hiện lời căn dặn tận tâm suốt đời vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam .
Khoảng giữa năm 1920 , bà Trần Thị Trâm giới thiệu Hồ Bá Cự cùng một số thanh niên Nghệ Tĩnh sang Xiêm ( Thái Lan ) , rồi từ Xiêm đi Trung Quốc . Hồ Bá Cự lấy tên là Hồ Tùng Mậu . Đến Hàng Châu ( thủ phủ tỉnh Chiết Giang) Hồ Tùng Mậu gặp Hồ Học Lãm . Hai chú cháu gặp nhau kể chuyện gia đình xiết bao mừng tủi . Bước đầu Học Lãm gíup Tùng Mậu học tiếng Trung Quốc , sau đó học tiếng Anh . Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thắng lợi . Từ khi có sự hợp tác của Noa-Hoa ( sau cách mạng tháng Mườ Nga 1917 thành công ) , Qủang Châu ( thủ phủ tỉnh Qủang Đông ) trở thành cái nôi của phong trào cách mạng Trung Quốc có tính chất quần chúng công nông được Hồ Học Lãm khuyên bảo và giới thiệu Hồ Tùng Mậu đến học tập và hoạt động ở Qủang Châu . Tại đây Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn , Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong đã thành lập tổ chức “ Tâm tâm xã” Sau tiếng bom nổ của Sa Diện của Phạm Hồng Thái ( tháng 6 năm 1924 ) , cuối năm 1924 ông Nguyễn Aựi Quốc đến Qủang Châu với trách nhiệm là uỷ viên Ban Phương Đông của Ban chấp hành Quốc tế cộng sản , tham gia hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng , phong trào cộng sản các nước Đông Nam Châu á và xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam . Oõng Nguyễn Aựi Quốc đã gặp nhóm “ Tâm tâm xã” gồm có Hồ Tùng Mậu , Lê Hồng Sơn và Lê Hồng Phong . Đầu năm 1925 , ông Nguyễn Aựi Quốc lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội , trong đó có cộng sản Đoàn là Hồ Tùng Mậu , Lê Hồng Sơn và Lê Hồng Phong . Hội có nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin cho những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nâhn chuẩn bị cho chính đảng của giai cấp công nhân ra đời . Từ cuối năm 1925 đến đầu năm 1927 , Hồ Tùng Mậu đã giúp ông Nguyễn Aựi Quốc ra báo THANH NIêN và mở các lớp huấn luyện ở Qủang Châu đào tạo hàng trăm thanh niên Việt Nam từ trong nước sang học rồi trở về nước hoạt động . Các bài giảng của ông Nguyễn Aựi Quốc đã được đăng vào báo THANH NIêN trở thành tài liệu phổ biến lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và giới thiệu những phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam . Từ tháng 4 năm 1927 , phản bội chính sách “liên Nga dung Cộng ủng hộ công nông “ của Tôn Trung Sơn , Tưởng GíơI Thạch thẳng tay đàn áp đảng cộng sản Trung Quốc . Trong hoàn cảnh đó ông Nguyễn Aựi Quốc phải rời khỏi Qủang Châu đi Liên Xô , Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội chuyển vào hoạt động bí mật .
Cuối năm 1929 trong nước đã thành lập ba tổ chức cộng sản là Đông Dương cộng sản đảng ở Bắc Kỳ , An Nam cộng sản đảng ở Nam Kỳ và Đông Dương cộng sản liên đoàn ở Trung Kỳ . Hồ Tùng Mậu cử người sang Xiêm ( Thái Lan ) báo cáo với ông Nguyễ Aựi Quốc lúc đó đang hoạt động ở Xiêm . Được tin ông Nguyễ Aựi Quốc đã sang Hương Cảng và triệu tập hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng sản để thống nhất đang dự hội nghị này có sáu đại biểu : Đảng cộng sản Đông Dương có Trịnh Đình Cửu va Nguyễn Đức Cảnh ; An Nam cộng sản đảng có Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm ; Đảng bộ hải ngoại có Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn , hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 trong hoàn cảnh bí mật đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức Cộng sản thành lập đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam , thông qua chính cương , sách lược điều lệ tóm tắt của Đảng và điều lệ tóm tắt của các đoàn thể quần chúng.
Hồ Tùng Mậu đã trải qua các nhà lao của thực dân Pháp từ Hỏa Lò Hà Nội , Vinh Lao Bảo đến Kông Tum , Buôn Mê Thuột , Trà Khê . Dù tri\ong cảnh tù đày cực khổ , Hồ Tùng Mậu vẫn nêu cao tấm gương bất khuất , tinh thần lạc quan cách mạng và lòng thương têu đồng chí . Oõng đã cùng anh Em trong tù làm tờ “ Báo miệng “. Hồ Tùng Mậu được cử làm thư ký tòa soạn phân bài cho từng người . Hàng ngày đúng giờ bọn gác ngục nghỉ , từng người leo lên cửa ô vuông của phòng giam đọc bài mình được phân công chuẩn bị . Theo ý kiến mọi người thốnh nhất cốt truyện , Hồ Tùng Mậu chấp bút sáng tác tiểu thuyết “ Gịot máu hồng “ và kể trong giờ “ Báo miệng “ cho các buồng giam nghe . Một số anh Em thuộc “ Gịot máu hồng “ khi chuyển trại giam kể lại cho mọi người nghe đã có tác dụng nâng đỡ tinh thần đấu tranh trong cảnh lao tù gian khổ . Ngoài ra một số bài thơ ông sáng tác trong thời gian bị tù đày đã phản ánh tinh thần cách mạng kiên cường của người đảng viên cộng sản .
Cách mạng Tháng Tám thành công , Hồ Tùng Mậu ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh , hai người hết sức xúc động . Với ý thức khiêm tốn cách mạng , Hồ Tùng Mậu tự thấy mình xa thực tế trong nước đã lâu ngày nên xin Hồ Chủ Tịch không nhận chức vụ trọng trách . Hồ Chủ Tịch giao cho ông đảm nhiệm việc tổ chức hệ thống liên lạc giữa uỷ ban nhân dân cách mạng các địa phương từ Bắc chí Nam với Trung ương . Sau đó chính phủ cử Hồ Tùng Mậu làm Gíam Đốc kiêm Chính uỷ trường Quân Chính Trung Bộ tại Nhượng Ban tỉnh Hà Tĩnh . Cuối năm 1946 , dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống đế quốc Pháp xâm lược , Hồ Chủ Tịch thay mặt Đảng và Chính phủ giao cho Hồ Tùng Mậu chức Chủ Tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu IV ( gồm các tỉnh Thanh Hoá , Nghệ An , Hà Tĩnh , Qủang Bình , Qủang Trị , Thừa Thiên ). Đại hội Đảng bộ liên khu IV bầu cử Hồ Tùng Mậu làm Uỷ viên Thường vụ Liên khu uỷ .Oõng đã cùng Bí thư Liên khu uỷ Nguyễn Chí Thanh lãnh đạo đoàn kết nhân dân chiến đấu vượt qua những ngày tháng đầu của cu6ộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ .
dulichchatluongtphcm.comwww.dulichchatluongtphcm.com

Không có nhận xét nào:

TỔ CHỨC DU LỊCH KẾT HỢP TEAMBUILDING & GALA DINNER CHO DOANH NGHIỆP

DU LỊCH SAPA - VỪA HAY, VỪA ĐẸP, Ý NGHĨA, KHÍ HẬU MÁT MẼ QUANH NĂM

www.dulichchatluongtphcm.com  Hãy khám phá du lịch cùng Tinviet Travel & Events - tour sapa, đẹp quanh năm, cảnh sắc thiên nhiên, văn hó...

CHUYÊN NGHIỆP - TẬN TÌNH - CHU ĐÁO