Như bao người Miền Trung khác, Bình Định, quê hương của giọng nói mà cả nước khi nhắc đến ai cũng biết đến là " QUÊ HƯƠNG XỨ NẨU", bởi giọng nói chất phát, hiền lành, âm hưởng chân thật, không cầu kỳ,.tuy khó nghe so với những vùng Miền khác bởi chất giọng. Lẽ thế, không ai mà không phủ nhận, với giọng nói ấy thắm sâu vào bản sắc chân thật, hiền lành mà hầu như con người Bình Định ai cũng có được. Tuy cuộc sống kinh tế ở những vùng quê Trung Du, Miền Núi và cả Vùng Biển kéo dọc dãy Trường Sơn eo hẹp của Việt Nam. Năm tháng triền miên bão lụt đổ về, chỉ trông chờ vào những mảnh lưới từ biển khơi, sông hồ và những hạt thóc còn xót lại sau những giông tố thiên nhiên ấy. Cũng từ đó, cuộc sống cơ cực khiến có những chuyến di dân đến vùng xa xôi khác kiếm sống, sinh nhai. Người thì vào Miền Nam, Sài Gòn kinh doanh, buôn bán, có người lại lên vùng Tây Nguyên (Đaklak, Gia Lai, Kon Tum) khai sáng vùng đất hoang để phát huy nghề nông của mình, có làng lại dắt tay nhau vào vùng xa xôi của biển cả để sinh nhai,...Cũng từ những cuộc di dân vì mưu sinh, vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh (trước 1975) nên những vùng đất mới khắp mọi miền cũng rộ dần dần giọng nói của xứ NẨU đặt dấu chân đến. Đặc trưng rõ rệt của Xứ Nẩu là vùng biển cũng trải dần đến nơi Hòn Đảo Ngọc "Đảo Phú Quốc" - nơi mà có những rặng san hô đẹp, trù phú về các loại cá, tôm, mực....Cuộc sống cứ thế mà tiến triển từng ngày bằng những giọt mồ hôi chân chất. Trong số di dân đó có cả Vùng Quảng Ngãi (Nghĩa Bình ), nơi Hòn Đảo đã gọi mời người dân Xứ Nẩu đến nơi đất lành Đảo Ngọc đê hòa nhập cuộc đời mưu sinh cho thế hệ sau này có miếng ăn, cơm no, áo ấm. Với Hòn Đảo diện tích 590 KM2 , dân số thời bấy giờ đa phần là người vùng biển Nghĩa Bình (Quảng Ngãi, Bình Định) và một số người Hoa từ Hà Tiên qua tá túc, khai hoang làm rẫy, làm nghề đánh bắt. Dân cư thưa thớt nhưng tình người trên Đảo luôn đong đầy và dạt dào, nhịp nhàng như từng cơn sóng vỗ. Ngày nay, cuộc sống tấp nập, kinh tế phồn hoa hơn bởi mãnh đất trù phú về vẻ đẹp và bãi biển trong xanh này thôi thúc nhiều nước ngó đến, các thương gia cũng rầm rộ khai thác du lịch, dịch vụ càng ngày được khai trương nhộn nhịp. Nơi Hòn đảo mà người thân trong gia đình tôi đã từng bước chân đến khai hoang những cánh đồi, sườn núi, lập tổ đánh bắt ngày ấy, nay đã đổi thay từng ngày, xương thịt của mảnh đất cũng bị mổ, xẻ để thế vào những con đường bê tông, cốt thép, cơ sở hạ tầng..Nếu đứng trên cương vị của những người Tiền bối Xóm Đèn, Xóm Đào, Xóm Chợ, Xóm Mới, xóm Cảng An Thới...ngày ấy, thấy mảnh đất thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, chân chất, mộc mạc tình người, ai cũng tiếc lắm không khỏi chạnh lòng bởi sự hòa trộn của những người thập phương nơi khác đổ về. Vì sự phát triển của đất nước, sự tăng trưởng của ngành Du Lịch nên mảnh đất nhỏ bé, những mảnh vườn tiêu, vườn xoài đu đủ...đã trở thành nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn....Trong tương lai gần nhất, vùng đất này trở thành Vùng đặc khu Kinh tế trọng điểm của cả nước,...Những người hiền lành, chân chất ngày ấy giờ cũng dần kiếm cách làm quen với môi trường tấp nập, nhộn nhịp, chia sẻ từng miếng đất ông cha khai sáng cho những người nơi khác đến,....Với lớp trẻ thì rất dễ, nhưng hầu hết người dân trên đảo có tuổi đời gắn nhiều ký ức, thắm từng giọt mồ hôi có lẽ họ sẽ nhớ mãi, tiếc nuối lắm....
Mong sao có những cuộc gặp gỡ, gắn kết của tình bạn từ thuở ấu thơ, có những nghĩa cử cao đẹp tình làng, nghĩa xóm...Nơi Hòn đảo này luôn vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo, phát triển kinh tế nhưng mà không quên đến công lao của những vị Tiền Bối đã khai sáng và bảo vệ Hòn Đảo.
Hình ảnh tình bạn, tình người vẫn còn sâu đậm, không bao giờ và không thể xóa đi ký ức thời ấy.
Gia đình - bạn bè và dòng họ mặc dù mỗi người một phương, nhưng truyền thống về nguồn nơi sinh ra vẫn mãi mãi đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét