TỔ CHỨC DU LỊCH - SỰ KIỆN TRỌN GÓI

3/21/2022

CẦN THÍCH ỨNG VỚI ĐAM MÊ DU LỊCH TRONG MÙA ĐẠI DỊCH

 Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây hệ luỵ, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế trên phạm vi toàn cầu, trong đó có ngành du lịch. Trước tình đó, du lịch toàn cầu đã buộc phải có những thay đổi để thích ứng với tình hình mới.


Giai đoạn khó khăn chưa từng có của ngành du lịch toàn cầu

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của ngành du lịch quốc tế. Trong số đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành du lịch vì đại dịch COVID-19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%)…

Trước đó, vào tháng 7/2020, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đã dự báo thời gian du lịch quốc tế đình trệ sẽ kéo dài từ 4-12 tháng, khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại từ 1,2-3,3 nghìn tỷ USD. Song trên thực tế, ngành du lịch bị ảnh hưởng trong thời gian kéo dài hơn, con số thiệt hại còn cao hơn rất nhiều, bởi đại dịch chưa biết đến khi nào mới kết thúc.

 

Theo Báo cáo của Liên hiệp quốc, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỉ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi trong quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Caribe.

Mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thực hiện đánh giá về tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc làm trong ngành du lịch ở châu Á và Thái Bình Dương. Báo cáo đưa ra ngày 18/11 của ILO cho biết, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Brunei và Mông Cổ đã ghi nhận 1/3 số việc làm mất đi trong do dịch COVID-19 là thuộc ngành du lịch. Báo cáo khẳng định, mức tổn thất việc làm trong các ngành liên quan đến du lịch trong năm 2020 cao hơn gấp 4 lần so với các ngành khác.

Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, UNCTAD cho rằng, sự phục hồi của ngành du lịch phụ thuộc phần lớn vào việc tiêm vaccine COVID-19 trên toàn cầu. Theo Quyền Tổng thư ký UNCTAD Isabelle Durant: "Thế giới cần nỗ lực tiêm chủng toàn cầu để bảo vệ người lao động, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới xã hội và ngành du lịch nhận được những quyết định mang tính chiến lược".

Nắm bắt được điều này, thời gian qua, các nước đều nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 – coi đây là tấm vé thông hành để khởi động lại ngành du lịch. Cùng với đó, những xu hướng mới trong du lịch cũng xuất hiện để thích ứng và phù hợp với tình hình dịch bệnh nay.

Xu hướng du lịch thời đại dịch

Nếu như trước đại dịch, khách du lịch chỉ cần “xách ba lô lên và đi” bất kể điểm đến là ở trong nước hay ở nước ngoài, thì hiện nay, khách du lịch cần trải qua các thủ tục kiểm tra y tế. Theo đó, giấy chứng nhận tiêm vaccine, khẩu trang,… sẽ là những vật dụng không thể thiếu mà khách du lịch cần mang theo trong một thời gian dài, khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

 


Du lịch không chạm – xu hướng tất yếu để hạn chế sự tiếp xúc, ngăn ngừa dịch bệnh. Từ những khuyến cáo của cơ quan y tế, du lịch không chạm trở thành xu hướng hot hiện nay và trong tương lai không xa. Không chạm khi đi du lịch không chỉ là hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giữa con người với các vật dụng, bề mặt mà còn là trải nghiệm du lịch với các thiết bị và công nghệ tự động hóa. Trước đây, các loại giấy tờ thông hành được trao tay khi làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát... Điều này khiến mọi người phải xếp hàng chờ đợi và gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Nhưng với du lịch thời COVID-19, mọi quy trình tại quầy làm thủ tục, quầy lễ tân sẽ được tự động hóa. Trên máy bay, tại các điểm đến du lịch, tại các nhà hàng, khách sạn cũng ứng dụng nhiều thiết bị không chạm hiện đại như vòi nước cảm ứng; cửa đóng/mở tự động… Tất cả sẽ giúp hoạt động du lịch trở nên an toàn và tiện lợi hơn rất nhiều.

Du lịch chăm sóc sức khỏe lên ngôiĐây là dịch vụ du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Khi đi du lịch, du khách có thể tham gia các khóa ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh, tắm khoáng nóng... để phục hồi thể chất và tái tạo tinh thần.  Du khách cũng sẽ có xu hướng tìm đến những vùng đất hoang sơ; những nơi có tính chất cô lập, như vùng nông thôn yên tĩnh, vùng núi cao, những hòn đảo hay bãi biển chưa được khai thác du lịch. Những địa điểm này không chỉ mang tới sự yên tĩnh để nghỉ ngơi mà còn mang đến sự an tâm do giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thời hậu COVID-19. Theo Global Wellness Institute (GWI), loại hình du lịch này có thể chạm mức doanh thu 919 tỷ USD vào năm 2022.

Làm việc kết hợp nghỉ dưỡng là loại hình được nhiều người lựa chọn trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa trở nên phổ biến. Năm 2021 đã chứng kiến ngày càng nhiều người sẽ làm việc ở những hòn đảo thay vì ở nhà. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới cho rằng, sẽ có khoảng 34% khách du lịch cân nhắc đặt chỗ ở một điểm đến khác để ở lại làm việc, trong khi 43% sẽ sẵn sàng cách ly nếu họ có thể làm việc từ xa. Các phòng nghỉ sẽ được thiết kế như các văn phòng tại nhà nhằm thu hút làn sóng “du mục kỹ thuật số” (digital nomads) mới này.

Du lịch nội địa và gần nhà là xu hướng nổi bật trong bối cảnh việc đi lại giữa các nước vẫn có nhiều quy định khắt khe. Theo UNWTO, trong năm 2021, tín hiệu tích cực về du lịch nội địa đang diễn ra ở nhiều thị trường, với việc người dân có xu hướng đi du lịch gần địa điểm cư trú. Sự lên ngôi của du lịch nội địa sẽ thúc đẩy nhu cầu về các hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên thiên và du lịch nông thôn. Các chuyên gia cũng đề cập tới sự nổi lên của xu hướng “du lịch chậm” và du lịch cộng đồng, hướng tới những trải nghiệm chân thực, trách nhiệm và bền vững.

Rõ ràng, những khó khăn đối với ngành du lịch toàn cầu vẫn còn chồng chất. Tuy nhiên, những nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của du lịch các nước là những tín hiệu lạc quan, được kỳ vọng sẽ góp phần làm "tan băng", giúp khôi phục nền kinh tế thế giới trước những tác động to lớn của đại dịch COVID-19./.

 Du lịch là một phần của cuộc sống đối với các gia đình trên toàn cầu - có thể là vì sự cần thiết hoặc để giải trí. Nhưng với sự xuất hiện của coronavirus, phần này của cuộc sống hàng ngày ngày càng trở nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn và những người thân yêu của bạn cần phải đi du lịch trong mùa đại dịch COVID-19, đây là một số mẹo để giúp bạn thực hiện việc này một cách an toàn hơn.

Có thể đi du lịch trong mùa dịch COVID-19 không?

Tất cả các chuyến du lịch đều có nguy cơ nhiễm hoặc lây lan COVID-19. Trước khi bạn đi du lịch, hãy kiểm tra xem COVID-19 có đang lan rộng trong khu vực địa phương của bạn và ở bất kỳ nơi nào bạn sắp đến hay không. Không đi du lịch nếu bạn hoặc gia đình của bạn bị bệnh, có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hoặc đã từng có người bị nhiễm COVID-19 trong 14 ngày qua. Các thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn (thành viên gia đình lớn tuổi, những người có bệnh nền) nên cân nhắc hoãn tất cả các chuyến du lịch, bao gồm cả các chuyến đi quan trọng đến các điểm đến có nguy cơ cao. Cũng nên cân nhắc hoãn mọi chuyến thăm gia đình hoặc bạn bè, những người có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19.

Gia đình chúng ta nên chuẩn bị thế nào để đi du lịch cùng nhau?

Nếu bạn chọn đi du lịch, hãy kiểm tra mọi hạn chế đi lại, lệnh lưu trú tại nhà, các yêu cầu kiểm dịch và xét nghiệm trong khu vực địa phương của bạn và tất cả những nơi bạn định đến (kiểm tra các trang web của Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và cơ quan y tế địa phương). Xin lưu ý rằng các chính sách này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước và kế hoạch du lịch của bạn có thể bị gián đoạn. Nếu bạn hoặc gia đình của bạn bị ốm hoặc tiếp xúc với một người có COVID-19 trong chuyến đi của bạn, bạn có thể bị cách ly hoặc cách ly và việc trở về của bạn có thể bị trì hoãn. Một số hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải và có thể hạn chế khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng nếu bạn hoặc gia đình của bạn bị ốm hoặc bị thương trong chuyến đi.

Kiểm tra trước những lựa chọn có sẵn tại điểm đến của bạn về phương tiện đi lại, thức ăn và chỗ ở. Hãy nhớ rằng một số hoạt động kinh doanh và dịch vụ có thể bị gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần ở các khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm giao thông công cộng, cửa hàng và nhà hàng, cũng như các điểm du lịch nổi tiếng - vì vậy hãy kiểm tra thông tin mới nhất về những thay đổi đối với dịch vụ và thủ tục.

Các điểm cần cân nhắc và lưu ý bao gồm:

·         Trước khi đi du lịch, bạn và gia đình cần phải chắc chắn tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ, bao gồm vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) và vắc-xin cúm mùa.

·         Chuẩn bị đủ thuốc đủ cho cả chuyến đi cho bất kỳ thành viên nào trong gia đình đang phải điều trị bệnh kéo dài.

·         Chọn phương tiện di chuyển an toàn nhất. Cố gắng tránh di chuyển bằng đường hàng không và du lịch trên biển, những nơi có thể khó khăn thực hiện giãn cách trong thời gian dài. Nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chính - giữ khoảng cách tiếp xúc, hạn chế chạm vào các bề mặt và vệ sinh tay thường xuyên. Giữ một hàng ghế giữa bạn và những du khách khác nếu có thể. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, hãy cố gắng dừng lại ở mức tối thiểu bằng cách mang theo đầy đủ đồ ăn thức uống và đổ xăng trước cho xe.

·         Lên kế hoạch để tránh di chuyển vào thời gian cao điểm và đi các tuyến đường ít tắc nghẽn hơn nếu có thể.

·         Trong chuyến đi của bạn, hãy lên kế hoạch tránh đến những không gian đông đúc, không gian kín không thông thoáng, cũng như bất kỳ cuộc tụ tập đông người nào như hòa nhạc, sự kiện và tiệc tùng.

·         Hãy lên kế hoạch mang theo thức ăn và đồ uống của riêng bạn nếu bạn có thể.

Chúng ta cần làm gì nếu chúng ta có dự định đi nghỉ qua đêm?

Nếu bạn dự kiến nghỉ ở khách sạn hoặc chỗ ở khác, hãy kiểm tra trước những biện pháp phòng ngừa mà họ áp dụng:

·         Nhân viên có đeo khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện giãn cách và rửa tay thường xuyên không?

·         Các biện pháp phòng ngừa bổ sung có được áp dụng, chẳng hạn như tấm chắn thủy tinh tại khu vực nhận phòng, bố trí các biển hiệu hướng dẫn hoặc vật cản tạo khoảng cách để thực hiện giãn cách cho tất cả nhân viên, khách và khách tham quan trong sảnh đợi, thang máy và các không gian công cộng?

·         Có hệ thống thông gió thích hợp tại chỗ không?

·         Khách sạn có thực hiện các chính sách về làm sạch và vệ sinh khử khuẩn thường xuyên không?

Khi bạn đến, hãy khử trùng mọi bề mặt tiếp xúc nhiều trong phòng của bạn, bao gồm chìa khóa, tay nắm cửa, điều khiển từ xa, v.v. Nếu có thể, hãy mở cửa sổ để giúp không khi lưu thông cho căn phòng khi bạn đến. Cân nhắc không sử dụng dịch vụ dọn phòng hoặc các dịch vụ phục vụ tại phòng khác để giảm thiểu số lượng người ngoài tiếp xúc với gia đình bạn tại phòng thời gian lưu trú

Chúng ta nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa an toàn nào khi đi du lịch?

Khi đi du lịch, tất cả cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cho bản thân và con cái của họ:

·         Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn

·         Tránh chạm vào mặt (mắt, mũi, miệng)

·         Tránh những nơi đông người, không gian kín, có hệ thống thông gió kém

·         Cố gắng giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác ở nơi công cộng trong thời kỳ bình thường và 2 mét khi đại dịch diễn ra.

·         Đeo khẩu trang vải khi ở những nơi công cộng có COVID-19 phổ biến và không thể thực hiện được

Regularly clean and disinfect frequently touched surfaces like phones, keys, doorknobs, light switches etc

·         Nếu bạn quyết định ăn ở ngoài, hãy mang theo thức ăn và dụng cụ của riêng bạn. Nếu bất khả kháng, hãy chọn thực phẩm an toàn nhất, chẳng hạn như mang ra ngoài thay vì ăn trong nhà. Đừng quên rửa hoặc vệ sinh tay trước khi ăn tìm ngay sự trợ giúp y tế nếu bạn hoặc con bạn bị sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác của COVID-19

Chúng ta nên làm gì khi trở về nhà?

Sau khi bạn trở về nhà, hãy làm theo các khuyến cáo hoặc yêu cầu từ chính quyền địa phương của bạn và tiếp tục tuân thủ tất cả các biện pháp phòng ngừa chính - bao gồm theo dõi bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 và tìm kiếm sự trợ giúp hoặc tư vấn y tế nếu các triệu chứng có tiến triển xấu.

 Dịch vụ booking phòg và tư vấn dịch vụ trước khi tham gia nghỉ dưỡng là hình thức rất cần thiết  và an toàn trong chuyến đi nghỉ dưỡng dành cho gia đình!


Không có nhận xét nào:

TỔ CHỨC DU LỊCH KẾT HỢP TEAMBUILDING & GALA DINNER CHO DOANH NGHIỆP

DU LỊCH SAPA - VỪA HAY, VỪA ĐẸP, Ý NGHĨA, KHÍ HẬU MÁT MẼ QUANH NĂM

www.dulichchatluongtphcm.com  Hãy khám phá du lịch cùng Tinviet Travel & Events - tour sapa, đẹp quanh năm, cảnh sắc thiên nhiên, văn hó...

CHUYÊN NGHIỆP - TẬN TÌNH - CHU ĐÁO