Đặc điểm của du lịch cộng đồng.
DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du lịch khác nhau: DLCĐ là những phương thức phát triển
mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, quản lý,
khai thác tài nguyên môi trường du lịch và các khâu,các hoạt động du lịch trong
quá trình phát triển: tham gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, cộng đồng địa
phương (CĐĐP) tham gia với cả vai trò quản lý, tổ chức, điều hành, giám sát, ra
quyết định phát triển du lịch, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du lịch;
tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch (kinh tế lưu trú, ăn uống, vận chuyển,
sản xuất hàng hóa, hướng dẫn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh các dịch vụ hàng hóa,
vui chơi, giải trí), sản xuất, cung ứng nông phẩm và các hàng hóa khác. CĐĐP giữ
vai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động KT-XH có
liên quan đến du lịch và du khách.
Phát triển DLCĐ là công nhận quyền sở
hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài
nguyên và môi trường vì sự phát triển của cộng đồng. Phát triên DLCĐ là thực hiện
các mục tiêu phát triển du lịch gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát
triển cộng đồng vì sự nghiệp của cộng đồng.
Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diễn
ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP. Đây là những khu vực có nguồn
tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ
nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa và xã hội hiện đã, đang và có
thể bị tác động bởi con người.
Cộng đồng dân cư phải là người sinh
sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng
phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên,
các nguồn lực phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu
cực, nâng cao số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch (TNDL) từ chính các hoạt
động kinh doanh du lịch, KT-XH của cộng đồng, hoạt động của du khách và các bên
tham gia vào hoạt động du lịch nói chung.
Phát tiển DLCĐ vừa góp phần da dạng
hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch, đồng
thời góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa
phương, ủng hộ sự đa dạng về các ngành kinh tế. Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự
công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch. Phần lớn nguồn lợi
thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng. Hoạt động này phải
tính đến các hiệu quả về KT-XH, môi trường, và chịu sự điều tiết của các quy luật
KT-XH, đặc biệt là quy luật cung-cầu.
DLCĐ cũng bao gồm
các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của các bên tham gia du lịch,
gồm các cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các
cấp quản lý nhà nước.
DLCĐ còn bao gồm cả cơ thể, chính
sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và
cách thức sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng
đồng dân cư được đi du lịch, được hưởng ngày càng nhiều sản phẩm du lịch.
Tổ
chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững, có
trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng. Chủ thể của
các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho
phát triển du lịch là các cộng đồng địa phương. Nguồn lợi thu được từ hoạt động
du lịch cũng như mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển cộng đồng. Các
loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân.
Phát
triển DLCĐ, một mặt, giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại
nơi hoặc gần noi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của
du khách. Mặt khác, phát triển DLCĐ còn bao hàm cả gốc độ cầu du lịch nhằm xây
dựng, thực thi các chính sách, cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm xã hội
hóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người nghèo có thể đi du
lịch và hưởng thụ các sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, tạo ra sụ công bằng xã
hội và tạo ra thị trường cho phát triển các loại hình du lịch này.
Việc
tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình DLCĐ đòi hỏi nhiều thời
gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần
được thực hiện có nguyên tắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét