Bình Liêu là điểm khá
lạ đối với những người đam mê du lịch, khi
nhắc đến Tỉnh Quảng Ninh, hầu hết mọi
người đều nghĩ ngay đến vịnh Hạ Long, Yên Tử hay Cô Tô mà quên mất rằng vùng
đất này còn có những cung đường đẹp, mộc mạc làng quê và thiên nhiên xánh biếc
của hai bên đường làm say đắm lòng người. Tuy nhiên, nếu dành thời gian để
về điểm cuối cùng tận hướng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, bạn sẽ bất ngờ khi khám
phá ra cả một vùng xanh tận của Sapa thu nhỏ ngất ngây lòng người, kinh nghiệm du lịch Bình Liêu bên dưới chắc
chắn có thể giúp cho bạn lên kế hoạch cho chuyến đi của mình đó.
Huyện Bình Liêu nằm ở
phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh; phía bắc giáp với huyện Ninh Minh, thành
phố Sùng Tả và khu Phòng Thành, thành phố Phòng Thành
Cảng ( Quảng Tây – Trung Quốc); phía Tây giáp với huyện Đình Lập
( tỉnh Lạng Sơn); phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp
huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà ( tỉnh Quảng Ninh).
Bình Liêu hầu như mùa
nào cũng đẹp, vì vậy chỉ cần sắp xếp công việc là bạn có thể lên đường và đi.
Mỗi mùa Bình Liêu lại đẹp theo một kiểu khác nhau.
Cuối năm cũng là thời điểm đáng để bạn lên đường
vì những ngày đầu đông là lúc ruộng bậc thang khoác lên mình sắc vàng của lúa
chín, là lúc những rừng hoa sở bung nở, trắng muốt nổi bật
giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Trong mùi hương dịu dịu, nhẹ nhàng là rộn
ràng tiếng cười nói của những người dân nơi đây. Tất cả đang rất háo hức chuẩn
bị để đón chào Lễ hội Hoa Sở và Mùa Cơm Mới sẽ được diễn
ra trong trung tuần tháng 12. Đặc biệt, nếu bạn du lịch đến Bình
Liêu vào mùa đông đúng thời điểm cực rét, thì may mắn bạn có thể được
ngắm nhìn tuyết rơi vô cùng tuyệt vời nhé.
1. Phương tiện
Du lịch Bình Liêu
còn khá hoang sơ, chưa được các công ty du lịch khai thác theo từng dịch
vụ tham quan vùng, dù nơi đây có vô vàn cảnh đẹp và khí hậu ôn hòa quanh năm. Vì vậy, muốn du
lịch Bình Liêu, bạn chỉ có thể đi phượt dễ dàng với những phương
tiện và cách thức sau:
·
Đi
bằng xe máy
Cung đường khoảng
278 km: thời gian di chuyển khoảng 7 giờ đồng hồ, tính cả thời gian nghỉ
ngơi vài lần, mỗi lần 15 phút. Với lịch trình
là Hà Nội – Quốc lộ 1 – Quốc lộ 18 – Quế Võ (Bắc Ninh) – Phả Lại – Sao Đỏ
– Đông Triều (Quảng Ninh) – Uông Bí – Hạ Long – Cầu Bãi Cháy – Cẩm Phả – Cửa
Ông – Mông Dương – Tiên Yên – Ngã 3 Tiên Yên rẽ trái sang Quốc lộ 18C
hướng đi cửa khẩu Hoành Mô – thị trấn Bình Liêu.
Lưu ý: Chạy trên
cung này nếu gặp trời mưa khá bẩn, gặp trời nắng thì bụi nhất là
đoạn đường từ Uông Bí đến Cẩm Phả, gần hết Mông Dương thì bắt đầu
đường đẹp và thú vị. Và vì cung đường di chuyển khá xa nên trước khi xác
định đi phượt bằng xe máy bạn cần phải đảm bảo có sức khỏe tốt, có đam mê
mạo hiểm, thích khám phá thì mới nên đi.
·
Bằng
Ô tô riêng:
Xuất phát theo đường
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thành phố Hạ Long – Quốc lộ 18A – Thị
trấn Tiên Yên – Quốc lộ 18C – thị trấn Bình Liêu
·
Đi
bằng xe khách:
Chuyến 1:
SĐT: 0912226468, 0912518328
Mỹ Đình: 7h15 – Hoành
Mô: 16h00
Hoành Mô: 7h00 – Mỹ
Đình: 16h00
Chuyến 2:
SĐT: 0965236555 ( xe
16 chỗ)
Mỹ Đình :10h
– Bình Liêu: 16h30
Hoành Mô: 1h00 – Mỹ
Đình: 5h30
Chuyến 3:
SĐT: 0916286106,
0915565593
Mỹ Đình: 11h – Hoành
Mô: 19h30
Hoành Mô: 11h – Mỹ
Đình: 19h30
Chuyến 4:
SĐT:
0982600566,0981600566 Nhà xe Huy Hoàng
Mỹ Đình: 19h30 – Hoành
Mô: 3h30
Hoành Mô: 20h – Mỹ
Đình: 3h30
Lưu ý: Nên gọi điện
trực tiếp tới nhà xe trước khi đi để biết thêm nhiều thông tin cụ thể hơn và
đặt chỗ trước để tránh việc hết chỗ ngồi nhé).
2. Lưu trú
Bình Liêu chưa được phát triển mạnh về du lịch nên
hệ thống nhà nghỉ, khách sạn rất ít, giá dao động khoảng
180.000VND – 350.000VND/phòng cho 1 đêm với đầy đủ nóng lạnh, điều hòa,
tivi, cap và có thể được tối đa tàm 5 người/phòng. Vì vậy nếu đi theo đoàn thì
chi phí lưu trú cũng không quá đắt đâu. Nếu bạn muốn thuê nhà nghỉ thì có thể
tới trung tâm thị trấn Bình Liêu có 2 nhà nghỉ chất lượng, tiện nghi được rất
nhiều du khách quan tâm đó là nhà nghỉ Bích Đạo và nhà nghỉ Thiện Nguyên.
Ngoài ra để tiết kiệm
chi phí hơn thì bạn có thể chọn ở trong các homestay với mức giá chỉ 50.000-70.000 đồng/người cho một đêm ở Bình Liêu. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn
trải nghiệm cuộc sống của người dân, đồng bào nơi đây.
Ngoài ra, nếu bạn
không muốn ở nhà nghỉ, khách sạn thì dã ngoại cắm trại ở Bình
Liêu cũng là một gợi ý lý tưởng đấy nhé. Bạn có thể mang theo lều bạt,
đồ ăn, thức uống để dựng lều nghỉ qua đêm và đốt lửa trại, cùng ngồi ngắm sao
rất thú vị. Tuy nhiên, nếu bạn đi ít người thì theo kinh nghiệm cắm
trại ở Bình Liêu mình khuyên bạn nên cắm ở khu vực trung tâm
để đảm bảo an toàn.
3. Những địa điểm thú vị nên đi khi tới Bình
Liêu
·
Núi
Cao Ba Lanh
là dãy núi có độ cao
1050m so với mực nước biển, gồm có 3 đỉnh núi: Cao Ba Lanh thượng, trung, hạ.
Núi có không khí trong lành, trên đỉnh núi có hai hồ nước tự nhiên diện tích
0,2 – 1ha, có nhiều bãi đá với hình thù khác lạ nằm trong lòng hồ nước và nằm
xem kẽ giữa các bãi cỏ và các khu rừng tự nhiên. Núi
Cao Ba Lanh gắn với truyền thuyết dân gian về “Bãi đá thần”.
Mỗi khi quân giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang cướp bóc, người dân gõ
vào đá trên núi, tạo ra tiếng kêu lớn như chuông đồng làm cho giặc hoảng loạn, phải
bỏ chạy về nước.
Là địa danh ghi dấu ấn
lịch sử của quân và dân các dân tộc huyện Bình Liêu nói riêng, tỉnh Quảng Ninh
nói chung trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống giặc phương bắc xâm lược
năm 1979.
·
Thác
Khe Vằn
cách trung tâm thị
trấn Bình Liêu khoảng 12 km về hướng Đông Nam. Men theo con đường nhỏ uốn lượn
dẫn đến thác tựa như dải lụa trắng ôm lấy những ngôi nhà ven đồi, những thửa
ruộng bậc thang dưới nắng sớm là khung cảnh yên bình, mộc mạc khiến du khách
khó lòng có thể quên được khi ra về.
Thác Khe Vằn ban đầu
là Khe Vân, dần dần, người dân nơi đây đọc chệch đi gọi là Khe Vằn. Thác nước 3
tầng hùng vĩ như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng vùng biên giới: Tầng thứ
nhất là dòng nước lớn được chảy từ các vách núi cao xuống tạo thành một hồ nước
rộng; Tầng thứ hai được chia thành hai dòng thác chảy (dòng thác bé và dòng
thác lớn). Nước chảy từ trên cao đổ xuống, gặp đá tạo thành nhiều tầng nước
tung ra những bọt nước trắng xoá; Tầng thứ ba, dòng nước chảy từ tầng hai xuống
và đổ ra suối.
Khí hậu nơi đây quanh
năm ôn hòa, mát mẻ, không khí lại vô cùng trong lành, thoáng đãng. Chính vì
thế thác Khe Vằn là điểm du lịch cuối tuần được cả người dân địa
phương lẫn những du khách phương xa nghe danh tìm đến. Hòa mình vào giữa núi
rừng, lắng nghe tiếng nước chảy, tiếng chim muông, con người ta thấy tâm hồn
thật thư thái và tạm gác lại những lo toan của cuộc sống đời thường.
Đến Khe Vằn ngoài cảnh
núi rừng hùng vĩ, nên thơ du khách còn được thưởng thức, tìm hiểu về những làn
điệu Soóng Cọ độc đáo của bà con dân tộc nơi đây. Vào dịp tháng ba Âm lịch hàng
năm, người Sán Chỉ sẽ tạm gác lại mọi công việc để tham gia vào ngày hội của
dân tộc mình. Tại lễ hội, từng nhóm thanh niên say sưa gửi gắm vào làn điệu Soóng
Cọ tình yêu quê hương đất nước, tình cảm lứa đôi khiến du khách vô cùng thích
thú.
·
Đỉnh
cao Xiêm
Cao Xiêm – ngọn núi
cao 1.429 mét so với mực nước biển, là 1 trong 2 đỉnh núi cao nhất Quảng Ninh.
Hành trình lên đỉnh
Cao Xiêm, chúng ta được chiêm ngưỡng những bản làng của các dân tộc thiểu số
huyện Bình Liêu, ở đó mỗi ngôi nhà đều có những kiến trúc rất riêng, rất đặc
biệt của các dân tộc anh em. Theo lối mòn, chúng ta đi xuyên qua những cánh
rừng thông bát ngát, thi thoảng lại gặp những chùm hoa mua, những vạt hoa sở nở
trắng rừng. Trong làn gió mát vu vi xen qua những rặng thông xanh mướt chúng ta
cảm nhận được mùi hương quế, hoa hồi thoang thoảng khiến bao mệt mỏi cứ thế mà
tan biến.
Vượt qua những cánh
rừng thông bạt ngàn với nhiều triền dốc, chúng ta như lạc vào một thảo nguyên
xanh mướt, không khí trong lành đến kỳ lạ. Ở đây, giờ không còn là cánh rừng
ngút ngàn, thay vào đó là những “cánh đồng” cỏ tự nhiên bằng phẳng xa tắp. Trên
thảo nguyên xanh này, chúng ta có thể thoả sức cắm trại, vui chơi hoà mình vào
thiên nhiên, núi rừng Bình Liêu. Đây cũng là thời điểm, mọi người có thể nghỉ
ngơi sau nửa chặng đường chinh phục Cao Xiêm.
Tiếp tục cuộc hành
trình, chúng ta vượt dốc đi xuyên qua một cánh rừng thông chừng 2km. Khi những
cây thông cuối cùng xuất cũng là lúc chúng ta cảm nhận được một thế giới vô
cùng khác biệt, đó là những áng mây, sương mù bắt đầu quyện vào mỗi bước chân.
Giờ đây, chúng ta bước vào một “thế giới” khác, mờ mờ ảo ảo, thật huyền bí trên
đỉnh Cao Xiêm.
Vào những ngày nắng
ráo, từ đỉnh Cao Xiêm, chúng ta có thể phóng tàm mắt ra khắp cả một vùng rộng
lớn từ Tiên Yên đến Hải Hà, Đầm Hà…
·
Bản
làng cổ
Bình Liêu là một
huyện lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời với những bản làng cổ kính với ngôi
làng, bản đẹp cổ kính từ ngôi nhà đất từ xưa được ví như phố cổ Hội An (
Quảng Nam). Mộ số bản đẹp như : Ngàn Vàng, Ngàn Chuồng, Pắc phe…
·
Sống
lưng khủng long
Sống lưng Khủng Long
là cụm từ để chỉ sống núi đường lên mốc 1305, Giống như Tà Xùa, sống núi này
nhìn giống như sống lưng của một chú khủng long vậy. Đây thực sự là một địa
điểm lý tưởng dành cho các du khách trekking và khám phá. Khi băng qua sống
lưng Khủng Long thời gian nhanh nhất khoảng 2h nếu gặp thời tiết
đẹp. Sống lưng Khủng Long
là vị trí đẹp nhất của đường lên mốc 1305 trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Đặc biệt vào mùa cỏ lau thì nơi đây đẹp như thiên đường vậy. Những cánh đồng cỏ
lau trắng mọc theo sống núi, tạo nên một khung cảnh vô cùng kỳ vĩ nhưng cũng
rất đỗi thơ mộng.
·
Cột mốc
thiêng liêng
Là vùng biên giới có
gần 50km đường biên giáp với Trung Quốc, Bình Liêu được coi là “thiên đường cột
mốc” để du khách thỏa sức khám phá và chinh phục.
Ở Bình Liêu có rất
nhiều cột mốc nhưng 1300, 1302, 1305 và 1327 là 4 mốc thiêng liêng không thể
bỏ qua khi đến nơi đây. Những cột mốc này nằm rải rác trên cung đường tuần
tra biên giới cao hơn 700m so với mặt nước biển, uốn lượn trên những quả đồi
thơm nức mùi nhựa thông.
Khi đến với Bình Liêu,
cung đường tuần tra biên giới này sẽ khiến các tín đồ du lịch, đặc biệt là các
phượt thủ cực kỳ phấn khích bởi cảm giác kích thích muốn chinh phục thử thách
và cả vẻ đẹp hoang sơ, phong cảnh núi non trùng điệp hữu tình.
Lưu ý:
– Hành trình chinh
phục các cột mốc không phải dễ dàng với những người còn chưa biết rõ địa hình.
Do đó bạn nên chuẩn bị chu đáo bản đồ hoặc hỏi chi tiết cách đi, đường đi từ
người dân địa phương hoặc bộ đội biên phòng.
– Cung đường biên giới
khá vắng vẻ, lại ở giáp ranh vùng biên nên tiềm ẩn những nguy cơ không ngờ tới
trên đường đi. Do đó cần có sự chuẩn bị tâm lý vững vàng và nên có bạn đồng
hành trong hành trình này. Cung phượt dọc theo đường tuần tra biên giới lắt léo,
ngoằn ngoèo này không dành cho những ai ngại khổ, ngại khó.
– Đoạn đường tới
cột mốc 1305 men theo con đường mòn trên “sống khủng long” phải di chuyển khá
xa, do đó cần chuẩn bị kỹ càng về trang phục và đồ dùng mang theo. Bạn nên mang
theo đồ đạc gọn nhẹ, áo khoác mỏng và đi giày chắc chắn, mang
đủ nước để dùng trên đường.
·
Chợ
phiên vùng cao
Cũng như các vùng miền
núi khác,phiên chợ đồng bào các dân tộc thiểu số thường có những nét đặc sắc
đối với du khách. Tại Bình Liêu là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao,
Tày. Vì vậy phiên chợ ở đây cũng có nhiều nét hấp dẫn mà mọi người không nên bỏ
nỡ.
Huyện Bình Liêu còn
tồn tại nhiều chợ phiên chỉ họp vào một hoặc 2 ngày nhất định trong tuần, tiêu
biểu là chợ trung tâm huyện Bình Liêu và phiên chợ Đồng Văn.
Chợ phiên truyền thống
ở Bình Liêu thường họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Đây là
nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào 5 dân tộc anh em sống
trên địa bàn 7 xã, thị trấn trong toàn huyện và cả cư dân lân cận nước láng
giềng ( Trung Quốc).
Khi lớp sương mù còn
che phủ bản làng, trên các sườn núi, đã thấy thấp thoáng các chàng trai, cô gái
Dao, Sán Chỉ… í ới gọi nhau đi xuống phiên chợ huyện. Khắp nẻo đường gần xa,
các cô, các chị địu con trên lưng, tay mân mê những nải chuối vàng ươm, những
cây măng to tròn, những chai mật ong thơm mát… cũng đang tất tả ngược xuôi
xuống chợ.
Hàng hoá trao đổi
trong chợ phiên chủ yếu là các loại nông, lâm thổ sản do nhân dân trong vùng
nuôi trồng được như: gia cầm; các loại dầu quế, hồi, sở; các loại củ, các loại
lá thuốc chữa trị bệnh v.v… Đặc biệt hơn cả là mật ong rừng.
Điều đặc biệt lưu ý,
khi mua sắm ở chợ thì bạn không được mặc cả đâu, người dân địa phương ở đây họ
rất ghét kì kèo gái cả. Hơn nữa theo đánh giá chung của những người đã đi thì
giá bán ở chợ họ đưa ra đều rất phải chăng rồi.
4. Ăn uống
Bình Liêu là nơi sinh
sống của cộng đồng rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vì vậy tới đây bạn có
thể thưởng thức rất nhiều món ngon đặc trưng như:
Xôi bảy màu: Là món ngon không thể không nhắc tới của đồng
bào vùng cao.Tuy nhiên người dân Bình Liêu chỉ làm món này trong những dịp đặc
biệt nên nếu muốn ăn bạn phải đặt trước.
Bánh Cooc mò: “Cooc mò” là cái tên mang bản sắc riêng của
người Tày, là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng
riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế
vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng
lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ
loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của
bánh rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.
Người Tày làm bánh cooc mò quanh năm và bánh được bày bán tại các chợ
phiên nên bạn có thể dễ dàng mua được chúng.
Xôi
bẩy màu Bình Liêu-ảnh sưu tầm
Các món ăn khác: Miến dong Bình Liêu (bạn có thể mua về làm
quà), gà bản nướng, cá suối nướng, măng rừng xào… đều là những đặc sản của Bình
Liêu.
Ngoài ra, với những
bữa chính, một vài gợi ý là bạn có thể liên hệ các quán ăn, nhà hàng sau:
Hà Nga – Ẩm Thực Vùng
Miền- thị trấn Bình Liêu
Dũng Thảo- Ẩm
thực vùng miền- cửa khẩu Hoành Mô, Bình Liêu
Với khoảng 70-100K/
người là bạn có một bữa ăn thịnh soạn rồi. So với mặt bằng chung các vùng
khác thì là quá rẻ phải không?
Trên đây là tất tần
tật những kinh nghiệm cho chuyến phượt Bình Liêu. Hi vọng với từng ấy sẽ giúp
cho chuyến đi của các bạn được trọn vẹn, suôn sẻ và thuận lợi nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét