ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH TẠI BẢN LÁC
1. Giải pháp nâng cao tính bền vững
cho nhóm tiêu chí về Môi trường
Có
thể nói đánh giá khía cạnh môi trường chưa bền vững tại Bản Lác là một kết quả
khá bất ngờ do hầu hết cả người dân địa phương, khách du lịch và những người đứng
đầu cộng đồng đều có chung nhận định môi trường tại đây rất sạch sẽ, nhận thức
bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường của người dân là rất tốt. Nhưng với
các kết quả đã phân tích và thảo luận ở trên đã báo động cảnh quan và môi trường
ở Bản Lác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực dù hiện tại chưa có những sự cố rõ ràng. Và
cần thiết phải có những hành động kịp thời hạn chế sự mai một về cảnh quan cũng
như những sự tiêu cực xảy ra đồng thời với yếu tố văn hóa, dưới đây là một số đề
xuất giải pháp cụ thể cho việc nâng cáo tính bền vững ở khía cạnh môi trường, cần
được tiến hành trong ngắn hạn và có khả năng tham gia của cộng đồng:
Thứ nhất,
cộng đồng dân bản và chính quyền địa phương cần phải thống kê ngay số lượng số
gia đình còn giữ lại được ao hồ gắn liền với kiến trúc nhà sàn, nghiêm cấm các
hành vi san lấp ao hồ để sử dụng cho các mục đích khác và bảo vệ cảnh quan truyền
thống này khỏi nguy cơ biến mất. Bên cạnh đó, phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho các
không gian này để tránh gây mất vệ sinh, tách riêng khu vực nuôi nhốt gia súc
gia cầm và đảm bảo được sử dụng cho mục tiêu du lịch. Đây là điểm hấp dẫn du khách
đặc biệt từ những ngày đầu du lịch phát triển tại Bản Lác và cũng là một nét
văn hóa đặc trưng của cộng đồng Thái trắng. Các công trình bê tông phải được
quy định thiết kế phù hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống, các quy định này
có thể bao gồm: tỷ lệ chất liệu bê tông của công trình, kiểu dáng thiết kế, màu
sắc,… nên được xây dựng khéo léo để không làm ảnh hưởng tới kiểu cách đặc trưng
của nhà sàn. Ngoài ra chính quyền địa phương nên tạo ra một quy chuẩn trong xây
dựng và thiết kế về các đặc điểm của kiến trúc nhà sàn người Thái cho các nhà
sàn mới được xây dựng và hỗ trợ các hộ gia đình sửa sang giữ lại kiến trúc truyền
thống trong bản. Một vấn đề nữa phải được lưu tâm và thời gian xây dựng các
công trình bê tông hóa, không được diễn ra quá dài và phải đảm bảo không gây bủi
bẩn và làm mất mỹ quan điểm du lịch. Khôi phục và trồng mới các hàng cây xanh
và cây tự nhiên đã bị chặt phá từ trước để giúp bản lấy lại môi trường trong sạch
và tọa nên một vẻ đẹp xanh trong mắt du khách.
Thứ hai,
vấn đề ý thức khách du lịch không phải một sớm một chiều có thể giải quyết,
nhưng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho họ phải luôn được tiến hành
song song với kinh doanh du lịch. Quan trọng nhất là phải tích cực tuyên truyền
cho khách du lịch thấy được hành vi nhỏ có thể gây hậu quả lớn, vừa gìn giữ một
không gian du lịch xanh sạch đẹp, vừa cho thấy hình ảnh đẹp trong mắt du khách
nước ngoài. Chính quyền và cộng đồng địa phương có thể đặt các phông tuyên truyền
về ý thức bảo vệ môi trường ở các vị trí nhất định trong bản, thậm chí phải thể
hiện sự nhắc nhở một cách tinh tế qua mọi đồ vật và sản phẩm. Bên cạnh đó có thể
áp dụng tuyên truyền theo loa, nhắc nhở khách du lịch trong các buổi giao lưu
văn hóa, đốt lửa trại, thăm quan phong cảnh,… Chính quyền địa phương phải tổ chức
hoạt động quản lý, giám sát thường xuyên, nhắc nhở khi cần thiết và nên có chế
tài xử phạt các hành vi làm xấu môi trường, các hình thức xử phạt có thể là phạt
tiền, các cá nhân có hành vi quá đáng sẽ bị cấm thăm quan du lịch, thậm chí có
thể học tập cách xử phạt tại một số mô hình du lịch khác như phạt dọn vệ sinh.
Cuối cùng, cả cộng đồng cần tiếp tục duy trì thói quen gìn giữ nhà cửa và làng
bản sạch đẹp, các buổi dọn về sinh chung cần có sự tham gia của đông đảo người
dân địa phương, điều này sẽ tạo nên một vẻ đẹp khác cho bản và thậm chí khách
du lịch tham gia trực tiếp vào giúp đỡ người dân địa phương làm sạch làng bản
có thể là một trải nghiệm đáng nhớ với họ, giúp họ nâng cao ý thức của riêng
mình, các khách du lịch khác cũng sẽ ngại và hạn chế hơn các hành vi xấu đó.
Thứ ba, vấn
đề nên được quan tâm hơn cả là cấp bách phải có một hệ thống xử lý chất thải
chuyên nghiệp và bãi rác tập trung. Hiện tại bản Lác chưa có quy hoạch phát triển
các hệ thống này, chính quyền xã và trưởng bản nên kiến nghị và giám sát việc lập
kế hoạch này, trong khi đó trách nhiệm hoàn thành công việc này thuộc về UBND
huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình, đặc biệt phải vận hành một cách hiệu quả và
tránh sự cố. Không chỉ áp dụng một hệ thống xử lý đảm bảo vệ sinh, các chuyên
gia cũng cần phải có sự tham gia tư vấn và thiết kế soa cho phù hợp với đặc điểm
địa hình và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, văn hóa ở Bản Lác.
Thứ tư,
khi khía cạnh kinh tế đã được đảm bảo bắt buộc các bên phải có đóng góp chung bằng
tiền cho bảo vệ môi trường, các khoản đóng góp này có thể dưới dạng phí xử lý
rác thải, vệ sinh đường xá, đóng góp xây dựng các công trình vệ sinh công cộng.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình làm du lịch homestay phải dành kinh phí trang bị dụng
cụ vệ sinh như chổi, thùng rác, giấy vệ sinh… đầy đủ, đặc biệt là phải đầu tư
xây dựng cải tạo nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn.
Thứ năm, các
nhà khoa học, thanh tra, quản lý phải thường xuyên thực hiện đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường cho Bản, đảm bảo vận
hành tốt hệ thống xử lý chất thải, các chỉ tiêu môi trường nằm ở mức cho phép
và khắc phục được các sự cố môi trường một cách kịp thời.
Thứ sáu, hiện nay tỉnh Hòa Bình đã có quy hoạch du lịch Mai Châu
trở thành điểm du lịch quốc gia, trong quy hoạch cần thể hiện nhận thức đúng mực
hơn về tác động của môi trường đối với tương lai, phải có sự tham gia tích cực
và phối hợp của cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng
trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Cuối cùng,
trong tương lai khi hạ tầng cơ sở đổi mới và hiện đại, nên có hướng phát triển
du lịch dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ hiện đại giám
sát và quản lý môi trường.
2.
Đề
xuất cải thiện tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du
lịch
Các
giải pháp sau đây nhằm nâng cao sự chuyên nghiệp trong cách vận hành du lịch,
năng lực thực hiện các hoạt động du lịch của cộng đồng và một số vấn đề khác
trong sự tham gia của các bên vào du lịch cộng đồng tại Bản Lác:
Thứ nhất,
về thái độ tương tác giữa người dân và khách du lịch, tác phong chân chất và ngại
giao tiếp của một bộ phận cộng đồng khiến họ bị hiểu lầm là thiếu niềm nở với
khách du lịch. Người dân tộc Thái rất thật thà và hiền hậu, vì vậy một điểm tốt
ở du lịch Bản Lác là rất ít xảy ra hiện tượng ép giá và chèo kéo du khách, bên
cạnh đó lại là vấn đề về thái độ tương tác của một số người dân chưa chủ động.
Để khắc phục vấn đề này, tốt hơn hết nên nghiên cứu thêm và đưa vào giáo án giảng
dạy trong các kỳ tập huấn kinh doanh du lịch các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử
cho người dân mà không làm thay đổi bản chất văn hóa người Thái tại đây. Các
khóa học này mới hướng dẫn một số nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản như tạo menu thực
đơn song ngữ cho khách, hoạt động kinh doanh nhà ở homestay, tránh phản ứng gây
mâu thuẫn với khách… (theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương). Cùng với đó
là tạo cho người dân một quy cách làm việc chuyên nghiệp, tránh các hiện tượng
bỏ trống cửa hàng như phân tích ở phần trước.
Thứ hai,
du lịch Bản Lác vốn là du lịch văn hóa, vì vậy cần phải tạo cơ hội dễ dàng để
khách du lịch được tham gia trải nghiệm các hoạt động văn hóa của người dân địa
phương, điển hình là các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ. Bên cạnh các chương
trình được đặt lịch từ trước của các đoàn du khách, địa phương nên có những chương
trình giao lưu miễn phí và công khai trong phạm vi điểm du lịch tạo điều kiện
tha, gia cho các đoàn du lịch ít người. Ví dụ, vào các buổi thứ bảy và chủ nhật
hàng tuần khi khách tham quan đông đúc, địa phương có thể tổ chức một số điểm
chơi trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật đường phố hay lễ hội nhỏ mô phỏng
lễ hội truyền thống người Thái… các sự kiện này có thể tham khảo cách làm ở phố
đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã và đang tạo nên điểm mới hấp dẫn khách du lịch.
Thứ ba,
về phương hướng thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch phải hướng đến 2 mục tiêu cơ bản là
giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ giao tiếp ứng xử với
các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch cho đội ngũ cán bộ, công chức
và việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh cho lao động
du lịch trực tiếp và cộng đồng địa phương tại bản nhằm thúc đẩy tính chuyên
nghiệp đến từng người dân.
Thứ tư,
các chính sách đầu tư du lịch phải thật sự rõ ràng, không nên mở rộng cho phép
người ngoài bản tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại đây mà phải thực hiện
liên kết và hợp tác làm ăn giữa các hộ gia
đình làm du lịch và các doanh nghiệp lữ hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
này tiếp tục móc nối với các hộ chưa có nhiều sự hợp tác.
Thứ năm,
về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, công tác tổ chức các chương trình, sự
kiện du lịch trong và ngoài nước cần được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng từ nội
dung đến hình thức, theo hướng chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch,
tăng lượng khách đến bản. Du lịch Bản Lác hiện tại được biết đến qua kênh giới
thiệu lẫn nhau của du khách, công tác quảng bá hình ảnh chưa chuyên nghiệp và
không hấp dẫn người đọc, người xem.
Thứ sáu, cần
thiết phải có một ban quản lý du lịch hoạt động chuyên nghiệp, có đại diện của
các bên liên quan như chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tham
gia giám sát và quản lý các hoạt động du lịch, du lịch Bản Lác quá phụ thuộc
vào sự tự giác và tự phát của người dân địa phương, vai trò của nhà nước và
chính quyền còn rất hạn chế.
Cuối cùng,
về sự tham gia của nhà nước trong mô hình du lịch cộng đồng, bên cạnh các hỗ trợ
về mặt tài chính, nhà nước nên có các hỗ trợ phi tài chính như hỗ trợ kỹ thuật,
cải tạo cơ sở hạ tầng, khuyến khích các nhà khoa học tham gia đánh giá về tính
bền vững của mô hình du lịch và phát hiện, dự báo các vấn đề khác trong tương
lai. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển vùng phải kịp thời và đảm bảo tránh nguy
hại cho các tài nguyên du lịch.
Trong
mục này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số đề xuất khắc phục những điểm hạn chế
về các tiêu chí kinh tế và văn hóa – xã hội. Một vấn đề đáng lưu ý trong việc bảo
tồn đặc trưng văn hóa Thái tại Bản Lác là ngày càng ít người có khả năng hát
các bài hát truyền thống, hầu hết dân bản chỉ biết điệu múa xòe phổ biến. Bên cạnh
đó, việc người dân tộc tại đây không còn thường xuyên mặc các trang phục truyền
thống khiến khách du lịch ít thấy thích thú hơn. Vì vậy để đảm bảo gìn giữ được
các nét đẹp văn hóa đó, cá nhận có thẩm quyền và chính quyền địa phương cần phải
giải thích đúng mực và phối hợp với trưởng bản để xem xét đặt ra một số quy định
về thời gian bắt buộc mặc trang phục truyền thống, hay cải thiện chất liệu của
các trang phục này để thuận tiện hơn trong cách ăn mặc. Những người dân cao tuổi
và am hiểu văn hóa nên nhận được sự quan tâm và khuyến khích họ truyền dạy lại
các điệu múa, lời ca của dân tộc cho con cháu, địa phương có thể tổ chức các lớp
dạy nghệ thuật, dạy chữ Thái cho lớp trẻ trong bản. Việc tổ chức các lớp học
này miễn phí cũng sẽ là một cách cải thiện sự đóng góp kinh tế của địa phương
vào các hoạt động văn hóa.
Về
cải thiện hệ thống điện, theo quan sát cả bản và khu vực các bản xung quanh chỉ
có một trạm biến áp và hệ thống đường dây đã lâu năm, chính quyền địa phương
nên có phương án xử lý kỹ thuật kịp thời tránh tình trạng quá tải như nâng cấp
đường dây hay lắp đặt mới trạm biến áp.
Mặc
dù công tác an ninh trật tự của bản là rất tốt, hầu hết người dân đều cho rằng
bản tuyệt đối an toàn, nhờ có sự đoàn kết và niềm tin của cộng đồng, tuy nhiên
vẫn phải tránh trường hợp có các các nhân tổ chức chức có hành vi xấu lợi dụng
lòng tốt của bản làng để thực hiện các ý đồ phạm pháp của mình, người dân cũng
nên cảnh giác cao hơn và chức năng quản lý và giám sát an ninh trật tự sẽ thuộc
về ban quản lý và chính quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét