Sự kiện Gala dinner trong tour trọn gói:
Một sự kiện diễn ra luôn có mặt của khách mời, nhà đầu tư sự kiện, nhà tổ chức sự kiện, giới truyền thông và cộng đồng dân cư nơi diễn ra sự kiện. Tuy nhiên với các thành phần như trên chỉ mới xem xét ở phần diễn biến của sự kiện (phần nổi); để tiến hành một sự kiện còn có các thành phần khác như các nhà cung ứng về địa điểm tổ chức sự kiện, cung ứng các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống… Vì vậy trong quá trình nghiên cứu về tổ chức sự kiện cần thống nhất cách hiểu về các thành phần này.
Các thành phần tham gia sự
kiện: Là những tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân
trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào một hoặc nhiều công việc, hoạt động, diễn
biến của sự kiện. Người tham gia sự kiện bao gồm các nhóm chính:
- Nhà đầu tư sự kiện
(bao gồm cả nhà tài trợ sự kiện);
- Nhà tổ chức sự kiện
(có nghĩa tương đương với doanh nghiệp tổ chức sự
kiện);
-
Nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện: cung cấp dịch vụ, hàng
hóa cho sự kiện do nhà tổ chức sự kiện thuê;
- Khách mời (tham gia sự kiện);
-
Khách vãng lai tham dự sự kiện;
-
Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện.
Chú ý: Việc phân chia nói trên chỉ mang
tính chất tương đối trong một số trường hợp nhà đầu tư sự kiện cũng có thể
chính là nhà tổ chức sự kiện (tự tổ chức). Một số sự kiện không có khách vãng
lai tham dự sự kiện mà chỉ đơn thuần là khách mời, một số sự kiện ảnh hưởng và
sự liên quan đến chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện không đáng kể.
Nhà đầu tư sự kiện (nhà thuê tổ chức sự kiện/ chủ sở hữu sự kiện): là các chủ thể chính
của sự kiện, là các tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ kinh phí để thực
hiện hoặc thuê nhà tổ chức sự kiện thực hiện sự kiện và chịu trách
nhiệm chủ yếu đối với các yếu tố có liên quan đến sự kiện, nhằm mang lại
những lợi ích khác nhau cho tổ chức của mình và cho xã hội. Tour trọn gói tri ân khách hàng cũng là loại hình sự kiện đặc biệt của doanh nghiệp.
Nhà tài trợ sự kiện: Là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân tài trợ cho sự
kiện một phần về kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực…để
góp phần vào sự thành công của sự kiện, nhằm mang lại những lợi
ích cho mình và cho xã hội. Nhà tài trợ sự kiện sẽ có được những
quyền hạn nhất định trong việc chi phối một số nội dung, hoạt động
cũng như mục đích của sự kiện; song song với nó họ cũng sẽ phải
chịu một số trách nhiệm nhất định (đối với các vấn đề có liên quan
với họ) trong sự kiện.
Cần
lưu ý:
- Nhà
đầu tư sự kiện nếu bỏ kinh phí và tự mình tổ chức sự kiện họ sẽ
đóng cả vai trò là nhà tổ chức sự kiện.
- Trong một sự kiện có thể vừa có
nhà đầu tư sự kiện vừa có thể có một hay nhiều nhà tài trợ cho sự kiện.
- Trường hợp có nhiều nhà tài trợ sự
kiện, người ta thường chỉ ra nhà tài trợ chính (tài trợ chính
thức); nhà đồng tài trợ…
- Trong tài liệu này, để thuận tiện cho việc trình bày chúng tôi xin phép
được gọi nhà tài trợ sự kiện vào nhóm các nhà đầu tư sự kiện.
Nhà tổ chức sự kiện (bên được thuê tổ chức sự kiện): là những tổ chức, doanh nghiệp, những
người được nhà đầu tư sự kiện thuê và được ủy quyền thực hiện quá trình tổ chức
sự kiện có những ràng buộc, quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong quá trình tổ
chức sự kiện. Cùng với nhà đầu tư sự kiện nhà tổ chức sự kiện phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề có liên quan đến sự
kiện.
Nhà tổ chức sự kiện ngoài việc chịu
trách nhiệm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc các nội dung của sự
kiện còn đóng vai trò trung gian giữa các nhà cung ứng dịch vụ với
khách hàng của mình
Vai trò
trung gian của nhà tổ chức sự kiện
Nhà cung ứng các dịch vụ bổ trợ |
|
Nhà tổ chức sự kiện |
|
Khách hàng của nhà tổ chức sự kiện |
|
|
Khách hàng của nhà tổ chức sự
kiện Khách hàng là đối tượng mà nhà tổ chức sự kiện phục
vụ và sẽ được trả công cho quá trình phục vụ của mình.
Tùy theo hình thức tổ chức sự kiện mà khách hàng của sự kiện có
thể khác nhau. Ví dụ: một công
ty bỏ tiền thuê một cuộc triển lãm hàng hóa thì khách hàng là nhà
đầu tư sự kiện. Trong trường
hợp nhà tổ chức sự kiện tự đứng ra tổ chức một sự kiện nào đó để
lấy thu bù chi (ví dụ một cuộc biểu diễn nghệ thuật), khách hàng
chính là các nhà tài trợ cho sự kiện và khán giả (khách mời) tham
gia sự kiện.
Nhà cung ứng dịch vụ bổ
trợ tổ chức sự kiện: là những tổ chức, doanh
nghiệp, cung ứng một hay một số các dịch vụ, hàng hóa bổ trợ (dịch
vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ thể thao, văn
phòng, an ninh…) cho quá trình tổ chức sự kiện thông qua các hợp đồng
(hoặc các hình thức thỏa ước khác) được ký kết với nhà tổ chức
sự kiện, họ có những ràng buộc, quyền lợi, nghĩa vụ nhất định liên
quan đến quá trình tổ chức sự kiện.
Do tính đa dạng về loại hình dịch
vụ có trong sự kiện, nên nhà tổ chức sự kiện khó có thể đảm đương tự
cung ứng tất cả các dịch vụ cho khách hàng trong sự kiện. Vì vậy
họ cần đến các nhà cung ứng dịch vụ cho sự kiện. Chúng tôi gọi
chung nhóm này là: nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ cho sự kiện/ các
nhà cung ứng trung gian.
Thành phần này có thể được xem là
nhà cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với
nhà tổ chức sự kiện (cũng là nhà cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện)
mặt khác để làm nổi bật vai trò trung gian của nhà tổ chức sự kiện
trong quá trình cung ứng các hàng hóa, dịch vụ cho khách, trong tài
liệu này chúng tôi thống nhất gọi thành phần này là: các nhà cung
ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện.
Một nhóm đối tượng thuộc sự chỉ
đạo của nhà tổ chức sự kiện thường gặp ở các sự kiện lớn đặc biệt
là các sự kiện mang tính xã hội cao đó là: Tình nguyện viên tham gia sự
kiện.
Tình
nguyện viên tham gia sự kiện là những người tình nguyện tham gia vào quá trình tổ chức và
diễn ra sự kiện, thường với tư cách hỗ trợ cho quá trình tổ chức
sự kiện, họ chịu sự chỉ đạo giám sát của ban tổ chức sự kiện/ nhà
tổ chức sự kiện.
Khách mời tham gia sự kiện (về sau gọi tắt là: khách mời) là những tổ chức, doanh nghiệp
hoặc cá nhân được chủ đầu tư sự kiện chủ động mời tham dự vào các diễn biến,
hoạt động của sự kiện, họ là đối tượng chính mà mục tiêu sự kiện muốn
tác động đến. Vì vậy, khách mời tham gia sự kiện là
một trong các yếu tố cần tính tới khi lập chương trình, kế hoạch và nội dung
tổ chức sự kiện.
Khách mời tham gia sự kiện thường là
miễn phí, nhưng cũng có trường hợp phải trả những khoản phí nhất định để đổi
lại họ sẽ nhận được những giá trị nhất định về tinh thần hoặc vật chất.
Khách mời tham gia sự kiện có thể
là khán giả, trong trường hợp sự kiện có bán vé; Tuy nhiên có những đối tượng cũng là
khán giả của các sự kiện nhưng không phải là khách mời, nếu họ
không phải là đối tượng mà nhà tổ chức sự kiện muốn thu hút, họ chỉ
tình cờ tham gia sự kiện với hình thức vô tình, vãng lai.
Khách vãng lai tham gia sự
kiện (về sau gọi tắt là: khách vãng lai) là những
tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân do một lý do nào đó tham gia vào sự kiện
nhưng không thuộc các nhóm nói trên.
Khách vãng lai thường vẫn được tính đến
trong chương trình, kế hoạch tổ chức sự kiện. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của
nhóm này đến sự kiện không đáng kể. Trong một số trường hợp, khách vãng lai
tham gia sự kiện có thể trở thành khách mời trong quá trình tiến hành sự kiện.
Chính quyền và cư dân nơi diễn ra
sự kiện: là chính quyền và cư dân giới hạn trong một phạm vi
địa lý nào đó chịu ảnh hưởng trong thời gian tiến hành sự kiện.
Phạm vi giới hạn là lớn hay nhỏ, tùy
theo mức độ ảnh hưởng cũng như quy mô của sự kiện. Phạm vi này có thể là: xóm
thôn, phường xã, một cơ quan, trường học và rộng hơn có thể là một thành phố,
điểm du lịch, vùng lãnh thổ, quốc gia…
Trên đây là các thuật ngữ cơ bản, các
thuật ngữ này cùng với các thuật ngữ chuyên môn khác có liên quan sẽ được mô tả
chi tiết hơn ở những nội dung tiếp theo.
Đặc điểm của tổ chức sự kiện
Từ cách hiểu, Tổ
chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc:
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ
chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể
để truyền đạt những thông điệp nhất định đến những người tham gia sự kiện và xã
hội; nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện. Có
thể khẳng định tổ chức sự kiện là một loại hình kinh doanh dịch
vụ, rất đa dạng phong phú do đó nó vừa chịu sự chi phối của đặc điểm kinh
doanh dịch vụ nói chung vừa mang đặc điểm riêng biệt của nghề tổ chức sự kiện.
Với cách tiếp cận trên ta có thể xác định được những đặc điểm cơ bản trong kinh
doanh tổ chức sự kiện như sau:
1.1.1.1.Đặc điểm về sản phẩm của dịch vụ tổ chức sự kiện
Có thể khẳng định rằng, đặc điểm cơ bản nhất
về sản phẩm của dịch vụ tổ chức sự kiện là: Sản phẩm của tổ chức sự kiện mang tính tổng hợp cao, nó là sự kết
hợp giữa hàng hoá và dịch vụ trong đó
dịch vụ chiếm tỷ trọng đa số.
Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ: tổ chức sự kiện cần đến dịch vụ của
rất nhiều ngành nghề khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống,
giải trí, biểu diễn, in ấn, an ninh, xây dựng, thiết kế… Vì tổ chức sự kiện liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương
trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến
của sự kiện nên nó mang tính dịch vụ rõ rệt. Cần lưu ý trong sản
phẩm của tổ chức sự kiện cũng có những yếu tố hàng hóa (hữu hình)
nhất định, như các sản phẩm vật chất; thức ăn, đồ uống… vì vậy nếu
chỉ nói sản phẩm của tổ chức sự kiện là dịch vụ sẽ không hoàn toàn
chính xác mà phải nói dịch vụ chiếm tỷ trọng đa số
Từ đặc điểm cơ bản nói trên, mà sản
phẩm của các tổ chức sự kiện thường có các đặc điểm phổ biến của dịch vụ
như:
- Sản phẩm của di chuyển được.
sự kiện không lưu
kho - cất trữ, không vận
- Thời
gian sản xuất và thời gian tiêu dùng thường trùng nhau. Đánh giá chất lượng
sự kiện chỉ có thể thực hiện một cách chính xác sau khi sự kiện
đã được tiến hành.
- Khách
thường mua sản phẩm của nhà tổ chức sự kiện trước khi nhìn thấy (hoặc tiêu
dùng) nó.
- Sản
phẩm không bao giờ lặp đi, lặp lại; mỗi một sản phẩm (sự kiện) gắn liền với
một không gian và thời gian; gắn liền với nhà tổ chức sự kiện nhà đầu tư sự kiện trong việc phối hợp tạo ra nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét