KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Tổ chức sự kiện liên quan đến
nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau và
chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng. Do vậy
công tác tổ chức sự kiện đòi hỏi phải có một hệ thống kế hoạch đầy đủ,
chi tiết và thống nhất cho toàn bộ các quá trình, các hoạt động có
liên quan. Như vậy, đối với mọi
sự kiện từ lớn đến nhỏ, nhất thiết đều cần đến việc lập kế hoạch.
Nghiên cứu về tổ chức sự kiện không thể không nghiên cứu các nội dung
liên quan đến lập kế hoạch.
Theo dòng chảy thời gian của quá
trình tổ chức sự kiện, sau khi đã thống nhất với nhà đầu tư sự kiện về
chương trình sự kiện và được nhà đầu tư sự kiện phê duyệt về ngân sách
tổ chức sự kiện. Giai đoạn tiếp theo chính là lập kế hoạch tổ chức sựkiện, kế hoạch tổ chức sự kiện bao gồm kế hoạch tổng thể để thực hiện
cả chương trình và đạt được mục tiêu của sự kiện. Ngoài ra cần có
kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng công việc như: chuẩn bị các thủ tục, chuẩn
bị địa điểm, chuẩn bị tổ chức phục vụ lưu trú, phương tiện vận chuyển, nhân lực…
Kế hoạch tổ chức sự kiện là gì?
Nhiệm vụ hàng đầu của nhà tổ
chức sự kiện đó là lập kế hoạch tổ chức sự kiện. Lập kế hoạch tổ
chức sự kiện được hiểu là quá trình xác định trước các công việc một
cách chi tiết theo một hệ thống nhất định dựa trên chương trình và ngân sách sự kiện đã được xác
định.
Kế hoạch tổ chức sự kiện đó là
sản phẩm của quá trình lập kế hoạch tổ chức sự kiện. Kế hoạch tổ chức sự kiện có thể được hiểu là
một bản thiết kế những nội dung, công việc của sự kiện (từ khâu chuẩn bị
cho đến khi kết thúc sự kiện), được sắp xếp có khoa học theo một trình tự
nhất định về thời gian cho
phép nhà tổ chức sự
kiện triển khai có hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cũng như thực hiện
được các nội dung công việc có trong sự kiện nhằm đạt được các mục
tiêu của tổ chức sự kiện.
Một bản kế hoạch
tổ chức sự kiện được đánh giá trên hai mặt:
- Về
hình thức, kế hoạch tổ chức sự kiện là tập văn bản được trình bày rõ
ràng, sạch sẽ, có tính logic cao, có tính thuyết phục đảm bảo tính
khả thi và tính hướng dẫn cho người sử
dụng.
- Về
nội dung, bản kế hoạch tổ chức sự kiện phải đảm bảo cung cấp đủ thông
tin cho người sử dụng; cần đề cập đầy đủ các hoạt động; công việc
cần làm; tiến trình và thời gian chuẩn bị, triển khai; trách nhiệm
của từng bộ phận, từng cá nhân; cũng như dự trù chi tiết về ngân sách
để triển khai kế hoạch; các chỉ tiêu đánh giá kết quả của các hoạt
động trong kế hoạch…
Phân loại kế hoạch trong tổ chức sự kiện
Trong thực tế có nhiều cách phân
loại kế hoạch nói chung, tuy nhiên do đặc thù của hoạt động tổ chức sự
kiện chúng ta chỉ xem xét một số cách phân loại thường gặp sau:
Theo
mức độ chi tiết (cấp quản lý, thực hiện) của kế hoạch
Có thể chia
thành:
-
Kế hoạch tổng thể: là
kế hoạch liên quan đến toàn bộ nội dung trong quy trình tổ chức sự kiện,
các nội dung trong kế hoạch thường mang tính định hướng.
-
Kế hoạch chi tiết hoạt
động: là kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động trong quy trình tổ chức
sự kiện, các nội dung trong bản kế hoạch này mang tính chi tiết, cụ
thể và đảm bảo tính cụ thể, hướng dẫn cao. Kế hoạch chi tiết hoạt
động chính là kế hoạch triển khai các nội dung của kế hoạch tổng
thể và thường được lập theo trình tự thời gian.
-
Kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của cá nhân: chỉ rõ mục tiêu và công việc cần làm của
từng nhân viên tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện. Kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ cá nhân chính là kế hoạch triển khai một cách chi
tiết nhất kế hoạch chi tiết hoạt động trong tổ chức sự kiện. Kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ cá nhân cũng được lập theo trình tự thời gian.
Theo phương pháp lập
kế hoạch
Có thể đề cập đến các loại
thường áp dụng trong lập kế hoạch tổ chức sự kiện như:
-
Kế hoạch "cuốn
chiếu": Các hạng mục công việc thường được xâu chuỗi theo dòng
chảy thời gian thống nhất, thực hiện hết hạng mục công việc này mới
chuyển sang hạng mục công việc khác tiếp theo, các hạng mục công việc
sẽ được thực hiện nối tiếp nhau. Kế hoạch "cuốn chiếu"
thường được lập cho các hạng mục trong giai đoạn triển khai thực hiện
sự kiện và trong trường hợp sự kiện chỉ có ít các nội dung cơ bản
diễn ra. Ngoài ra nó cũng thường được áp dụng trong điều kiện nhà
tổ chức sự kiện có thời gian dài, công việc được xâu chuỗi, các
nguồn lực còn hạn chế. Nó có ưu điểm giúp nhà tổ chức sự kiện
kiểm tra được các hoạt động, thực hiện các công việc theo kế hoạch
tương đối thuận tiện, tuy nhiên nó thường đòi hỏi thời gian dài, không
phù hợp với các sự kiện có nhiều nội dung đòi hỏi nguồn lực lớn
và đa dạng về loại hình dịch vụ có trong sự kiện.
Ví dụ:
theo chương trình hội thảo chuyên đề (trong ví dụ ở chương 2) kế hoạch
cuốn chiếu có thể lập cho các hạng mục công việc trong ngày thứ 2
của sự kiện: kế hoạch phục
vụ khách ăn sáng, kế hoạch tổ chức hội thảo, kế hoạch phục vụ
tiệc giao lưu...
-
Kế hoạch “dòng chảy song
song”: được thực hiện bằng việc phân chia các hạng mục công việc ra
thành các nhóm khác nhau, xâu chuỗi các công việc theo từng nhóm,
tiến hành các hạng mục công việc theo trình tự trong các nhóm. Mỗi
nhóm công việc mang tính độc lập với nhau, có thể tiến hành song song
với nhau. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, phù hợp
cho các sự kiện có nhiều nhóm hạng mục công việc diễn ra đồng thời,
song nhược điểm là việc kiểm soát, quản lý khá phức tạp, đòi hỏi
nhà tổ chức sự kiện phải có nguồn lực tương đối lớn.
Theo quy trình tổ
chức sự kiện
Theo cách phân loại này có thể căn
cứ vào các giai đoạn trong quy trình tổ chức sự kiện để chia thành:
- Kế hoạch
chuẩn bị sự kiện
-
Kế hoạch đón tiếp, khai mạc sự kiện
- Kế hoạch
điều hành diễn biến sự kiện
- Kế hoạch
khắc phục các sự cố phát sinh
- Kế hoạch
bế mạc/ kết thúc sự kiện
- Kế hoạch
cho các công việc sau sự kiện
Trong
mỗi giai đoạn còn có thể chia nhỏ ra thành các kế hoạch chi tiết
khac. Ví dụ: trong giai đoạn đón tiếp, khai mạc sự kiện có thể chia
thành:
-
Kế hoạch đón tiếp khách
- Kế hoạch
khai mạc sự kiện...
Theo các nguồn lực
tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện
Theo
cách phân loại này, dựa trên các nguồn lực cần có trong quá trình
chuẩn bị và triển khai thực hiện sự kiện, như:
-
Kế hoạch về nhân sự
-
Kế hoạch về địa điểm tổ chức sự kiện
-
Kế hoạch về trang thiết bị
-
Kế hoạch về an ninh, an toàn...
Nhìn chung, việc phân loại kế hoạch
tổ chức sự kiện như trên cũng chỉ mang tính chất tương đối, việc lập
kế hoạch theo mỗi cách phân loại đều có những ưu nhược điểm riêng.
Việc lựa chọn các loại kế hoạch tùy thuộc vào mục đích và các
điều kiện khác của từng sự kiện cụ thể, cũng như còn phụ thuộc
vào điều kiện, khả năng của nhà tổ chức sự kiện. Trong thực tế kế
hoạch tổ chức sự kiện còn được lập dựa trên cơ sở tổng hợp tất cả
các loại kế hoạch nói trên, điều cơ bản là đảm bảo tính khả thi,
chi tiết trong thực hiện kế hoạch cũng như đạt được mục tiêu của sự
kiện.
Kế hoạch tổ chức sự kiện có là một bản
thiết kế những nội dung tổng quát, được sắp xếp có khoa học theo một trình tự
nhất định về thời gian cho phép nhà tổ chức sự kiện triển khai có hiệu quả các
hoạt động chuẩn bị cũng như
thực hiện được các nội dung công việc có trong sự kiện nhằm đạt
được các mục tiêu của tổ chức sự kiện. Như vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức sự
kiện. Các vai trò cơ bản của kế hoạch tổ chức sự kiện bao gồm:
- Cho
phép nhà tổ chức sự kiện hình dung được một cách vừa hệ thống, vừa
chi tiết các hạng mục công việc trong tổ chức sự kiện nhằm phối hợp và
sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung
sẽ có trong sự kiện.
- Giúp
nhà tổ chức sự kiện xác định được tiến trình và thời gian chuẩn bị,
triển khai các hạng mục công việc, cũng như tính toán được thời gian
triển khai thực hiện các hạng mục công việc này. Từ đó đảm bảo tiến độ cho việc chuẩn bị cũng như
triển khai thực hiện sự kiện.
- Kế
hoạch tổ chức sự kiện xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng
cá nhân; nên nó chính là cơ sở cho việc chuẩn bị, thực hiện, kiểm
tra, kiểm soát và đánh giá kết quả.
- Trong kế hoạch tổ chức sự kiện
không thể thiếu nội dung xác định các sự cố phát sinh cũng như biện
pháp đề phòng, khắc phục điều này giúp cho nhà tổ chức sự kiện tối
thiểu hoá các tác động tiêu cực của sự cố và chủ động tiến hành các
biện pháp khắc phục khi có những vấn đề phát sinh.
- Việc lập kế hoạch tổ chức sự
kiện chi tiết sẽ giúp việc dự trù, tính toán và điều chỉnh dự toán
ngân sách tổ chức sự kiện một cách đầy đủ chính xác hơn. Trong thực tế dự toán ngân sách tổ
chức sự kiện được lập khi đã có chương trình của sự kiện, nhưng nó sẽ
được điều chỉnh khi lập kế hoạch chi tiết và tiếp tục được điều
chỉnh bổ sung khi kết thúc sự kiện.
Lập kế hoạch tổ chức sự kiện có
những vai trò hết sức quan trọng nêu trên, trong hoạt động tổ chức sự
kiện ở các nước phát triển, công việc này thậm chí đã trở thành
một lĩnh vực riêng trong tổ chức sự kiện. Có những nhân viên chuyên về
lập kế hoạch tổ chức sự kiện (event planer), thậm chí trong tổ chức sự
kiện có những trường hợp nhà đầu tư sự kiện chỉ thuê các công ty tổ
chức sự kiện chuyên nghiệp lập chương trình, kế hoạch cho mình còn quá
trình chuẩn bị, thực hiện sẽ do họ tự đứng ra đảm nhiệm.
NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Một số yêu cầu cơ bản
và quy trình chung khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện
Một số yêu cầu cơ bản
Khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần
đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Lập
kế hoạch phải dựa trên chương trình, mục tiêu, các ý tưởng chính của
sự kiện.
- Lập
kế hoạch dựa trên hợp đồng, dự toán ngân sách cũng như các thỏa
thuận với nhà đầu tư sự kiện.
- Lập
kế hoạch phải dựa trên cơ sở khả năng và nguồn lực của nhà tổ chức sự kiện.
- Lập
kế hoạch phải tính đến những tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tổ chức sự kiện.
- Lập kế hoạch
phải xem xét yếu tố thời gian.
-
Kế hoạch được lập phải đảm bảo tính hệ
thống, toàn diện và đầy đủ.
- Kế
hoạch được lập phải tính đến yếu tố rủi ro, sự cố và các phương án dự
phòng.
- Kế hoạch
được lập phải đảm bảo tính khả thi.
Tùy thuộc
vào từng loại hình sự kiện cũng như các yêu cầu, quy mô, chương trình
và các ý tưởng của sự kiện mà quy trình lập kế hoạch cụ thể cho
mỗi sự kiện sẽ có những điểm khác biệt. Trong phần này chỉ đề cập đến quy trình chung lập kế
hoạch tổ chức sự kiện. Trong thực
tế, đối với mỗi sự kiện có thể có những điểm khác biệt hoặc thay
đổi so với quy trình mang tính chất định hướng dưới đây.
Qua việc nghiên cứu nhiều tài liệu
có liên quan, có thể khái quát quy trình chung lập kế hoạch tổ chức
sự kiện tổng thể theo các bước sau:
- Hệ thống hóa
các hoạt động sẽ diễn biến trong sự kiện
- Lập kế
hoạch chuẩn bị chi tiết
- Lập kế
hoạch chuẩn bị tổng thể
- Lập kế
hoạch về việc triển khai thực hiện sự
kiện
-
Lập kế hoạch cho các công việc bổ trợ
trong sự kiện
- Điều
chỉnh dự toán ngân sách tổ chức sự kiện và lập kế hoạch chuẩn bị kinh phí
cho sự kiện
- Lập kế hoạch
xử lý các sự cố trong sự kiện
- Tiến hành thảo luận và lấy
ý kiến của các bên tham gia về các nội dung nói trên
- Kiểm tra đánh
giá và hoàn thiện kế hoạch tổng thể.
Hệ
thống hóa các hoạt động trong sự kiện
Hệ thống hóa các hoạt động trong
sự kiện là việc lập danh mục các hoạt động sẽ có trong sự kiện
cùng với các thông tin cơ bản về các hoạt động này.
Từ chương trình của sự kiện, người
lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần phải hệ thống hóa các hoạt động
sẽ diễn biến trong sự kiện. (cần lưu ý đây là các hoạt động trong
diễn biến của sự kiện khác với các hoạt động chuẩn bị trước khi
thực hiện sự kiện). Thực chất khi lập dự toán ngân sách cho sự kiện
nhà tổ chức sự kiện đã thực hiện công việc này. Do đó cần sử dụng
các thông tin đã làm trong quá trình lập dự toán ngân sách sự kiện.
Điều cần chú ý nên sao thành một file khác (save as) đặt lại tên (tên
gọi nên gắn với ngày thực hiện) để thuận tiện cho việc theo dõi sau
này.
Việc đầu
tiên là xác định danh mục các hoạt động các hoạt động, công việc
này dựa trên chương trình của sự kiện.
Song song với việc xác định danh
mục của từng hoạt động, cần bổ sung các thông tin có liên quan đến
hoạt động như: mã hoạt động (để tiện theo dõi, quản lý); nội dung
hoạt động; địa điểm; thời gian diễn ra hoạt động; mô tả hoạt động
(dựa trên việc hình dung hoạt động đang diễn ra để mô tả một cách khái
quát về hoạt động); các trang thiết bị cần thiết; lao động; người
phụ trách thực hiện (thuộc nhà tổ chức sự kiện); những người thuộc
chủ đầu tư tham gia (nếu có); các điểm cần chú ý; Các sự cố, các
lỗi thường gặp; người chịu trách nhiệm
Khi
vận dụng thực tế, mẫu biểu trên có thể thay đổi hoặc chi tiết hơn
để phù hợp với yêu cầu của việc hệ thống hóa các hoạt động trong
sự kiện.
Một số điểm cần
chú ý:
- Khi
đặt mã hoạt động nên quy ước theo một hướng thống nhất, ví dụ: các
công việc chính ký hiệu bằng chữ A, công việc bổ trợ ký hiệu bằng
các chữ cái khác theo mức độ quan trọng B, C, D (là căn cứ để tập
trung ưu tiên thực hiện). Mã A.1.1 có thể hiểu là hoạt động chính
thứ nhất của ngày thứ nhất trong quá trình diễn ra sự kiện.
- Nên
tiến hành hệ thống hóa hoạt động theo từng bước có trong chương
trình của sự kiện.
- Lập
sẵn các mẫu danh mục các hoạt động theo từng loại hình sự kiện đặc
trưng ( ví dụ trên là đối với tổ chức hội thảo, đối với các loại
hình sự kiện khác có thể có những chi tiết khác cần xem xét).
Lập kế hoạch chuẩn bị chi tiết
Sau bước hệ thống hóa các hoạt
động trong sự kiện nhà tổ chức sự kiện có được bảng danh mục mô tả
các công việc. Đây là cơ sở là căn cứ để lập kế hoạch chuẩn bị chi tiết.
Kế hoạch chuẩn bị chi tiết có thể
thực hiện theo từng hoạt động. Trong trường hợp các hoạt động mang
tính đơn giản, có thể lập kế hoạch chi tiết cho từng ngày tổ chức
sự kiện hoặc cho từng giai đoạn trong quy trình tổ chức sự kiện.
Có thể có ý kiến cho rằng việc
tiến hành lập kế hoạch theo quy trình nói trên là máy móc, mất
nhiều thời gian. Tuy nhiên một điểm cần hết sức lưu ý, sự thành công
của một sự kiện bắt đầu từ các chi tiết rất nhỏ. Việc tiến hành
theo từng quy trình chuẩn sẽ giúp nhà tổ chức sự kiện dự tính được
một cách đầy đủ hơn các chi tiết, từ đó đảm bảo thành công cho công
tác tổ chức sự kiện.
Cần lập một bảng liệt kê các công
tác chuẩn bị cho từng sự kiện với các thông tin cơ bản cần thiết để
có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất (xem ví dụ dưới đây)
Lập kế hoạch
chuẩn bị tổng thể
Từ kế hoạch chuẩn bị chi tiết như
đã trình bày ở trên, mặc dù vẫn có thể áp dụng để tiến hành
chuẩn bị sự kiện. Tuy nhiên, kế
hoạch này mang tính rời rạc đối với một người phải tham gia chuẩn
bị nhiều công việc, hoặc các nhóm yếu tố cần chuẩn bị (như trang
thiết bị, dịch vụ đi thuê...) có thể trùng lặp. Do đó, cần có kế
hoạch chuẩn bị tổng thể.
Kế hoạch chuẩn bị tổng thể được
lập dựa trên các kế hoạch chuẩn bị chi tiết. Bằng cách lọc (filter)
theo từng chủ đề, cách lọc này tương đối đơn giản nếu các kế hoạch
chuẩn bị chi tiết được thực hiện trên cùng một bảng tính Excel. Có
thể lọc theo tên của người chịu trách nhiệm cho công tác chuẩn bị,
để từ đó có kế hoạch cụ thể cho từng cá nhân. Mặt khác, cũng cần
lọc và tổng hợp theo từng nội dung (như trang thiết bị, nhân lực,
hoặc nhà cung cấp...) để thuận tiện cho việc giao dịch, chuẩn bị.
Ngoài việc lọc và tổng hợp theo
từng chủ đề nêu trên, nhà tổ chức sự kiện còn cần tiến hành xâu
chuỗi các hạng mục công việc chủ yếu, quan trọng mà
thiếu
chúng không thể thực hiện được sự kiện. Từ đó tiếp tục xâu chuỗi
các hạng mục công việc phụ trợ
khác, từ đó dự tính và lập tiến độ chi tiết cho công tác chuẩn bị.
Việc xây dựng tiến độ chuẩn bị
tổ chức sự kiện cũng rất quan trọng, nó vừa mang tính chất định
hướng vừa là mục tiêu để mọi người hướng tới, ngoài ra nó còn giúp
cho nhà quản lý sự kiện trong công tác kiểm soát, điều hành, mặt
khác nó đảm bảo tính kịp thời cho việc triển khai sự kiện theo đúng
kế hoạch thời gian đã đề ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét