Năng lực và phẩm chất cần có của nghề
MC
–
Có kiến thức rộng, phong phú, am hiểu mọi lĩnh vực như xã hội, đời sống, văn
hóa, kinh tế,…
–
Giọng nói phải tròn vành, rõ chữ.
–
Nghệ thuật diễn cảm – biết diễn đạt cảm xúc theo vấn đề, tạo được cảm xúc cho
khán giả.
–
Phong cách sân khấu – duyên dáng, thanh lịch, có cá tính riêng.
–
Kỹ năng xử lý âm giọng, ngữ điệu.
–
Kỹ năng thuyết trình và kỹ năng hoạt náo
–
Phương pháp phối hợp – phối hợp với những người dẫn chung chương trình, giao
lưu với khán giả…
–
Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt.
–
Tám chữ vàng cho nghề MC: Chính xác – linh hoạt – truyền cảm – nhiệt tình.
–
Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm…
+
Một chất giọng khỏe: To, rõ và vang trầm.
+
Có khả năng thay đổi giọng cho vui nhộn.
+
Những khả năng đặc biệt để thu hút sự chú ý: Vui nhộn, hài hước.
+
Khả năng nhạy bén, biến hóa và giải quyết tình huống cực kỳ tốt.
Những lỗi nghiêm trọng nhất mà MC Team building hay mắc phải
trong lúc dẫn chương trình cần chú ý:
+
Tuyệt đối không được đọc sai tên công ty (cả công ty khách và công ty mình).
+ NGHIÊM CẤM Không được chửi mắng đồng nghiệp hoặc những người hỗ trợ mình ngay trước mặt người tham gia chương trình team building. Tránh làm mất hòa khí, với những mc chín chắn thì không bao giờ có chuyện này xảy ra, tuy nhiên vẫn có một vài người vì muốn thể hiện mình là người uy quyền hoặc không kiềm chế được cảm xúc đã buông những lời khó nghe, và thật đáng tiếc cho người MC Teambuilding đó. Có tài mà không có đức thì cũng bỏ đi, chẳng ai trọng dụng lâu dài.
+
Tham khảo những người đi trước những kinh nghiệm lấy lại lửa tức thì cho chính
mình khi mất lửa.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN SẼ GẶP
PHẢI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
– Người chơi tỏ ra không hợp tác chơi:
+
Bạn phải chuẩn bị tinh thần người chơi thật tốt trước khi chơi, nếu chưa tốt
thì chưa cho chơi.
+
Xem lại trò chơi team building có phù hợp chưa.
+
Bạn có làm tốt phần dẫn, tạo sự cuốn hút và hứng thú cho người chơi không.
+
Phần thưởng có phù hợp không.
+
Trò chơi team building có quá khó hay quá đơn giản so với người chơi không.
+
Không để ý đến những người không hợp tác để tránh giảm tinh thần.
– Người chơi quá khích, quá xem trọng thắng thua:
+
Phải phổ biến kỷ luật chơi trước khi cho chơi.
+
Thỏa thuận trước với người chơi.
+
Tránh tranh cãi ảnh hưởng không tốt đến tinh thần.
+
Xem hình phạt có quá khó không, có gây ảnh hưởng gì đến người phạt không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét